(HBĐT) - "Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong quản lý đầu tư công. Quyết liệt thực hiện các giải pháp về đẩy mạnh giải ngân, gắn với nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn đầu tư công (VĐTC) ngay từ đầu năm; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, gắn trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị với kết quả giải ngân; kiên quyết cắt, giảm, điều chuyển kế hoạch VĐTC năm 2022 đối với các dự án chậm tiến độ, tỷ lệ giải ngân thấp...". Đó là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được UBND tỉnh đặt ra trong thực hiện Kế hoạch phát triển KT-XH, dự toán NSNN năm 2022, góp phần đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế từ 9% trở lên trong năm nay.



Cảng Ngòi Hoa tại xã Suối Hoa (Tân Lạc) được đầu tư xây dựng góp phần thúc đẩy phát triển du lịch hồ Hòa Bình.

   Kế hoạch ĐTC vốn NSNN năm 2022 của tỉnh được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 2048/QĐ-TTg, ngày 6/12/2021 với tổng số vốn 3.393,9 tỷ đồng. Số vốn được HĐND tỉnh giao tại Nghị quyết số 61/NQ-HĐND, ngày 9/12/2021 là 4.192,8 tỷ đồng, bao gồm nguồn vốn đầu tư trong cân đối theo tiêu chí 577.390 triệu đồng; nguồn thu xổ số 13.470 triệu đồng; nguồn thu sử dụng đất 1.597.400 triệu đồng; vốn đầu tư khác 400.000 triệu đồng. Như vậy so với năm trước, vốn đầu tư từ nguồn thu xổ số kiến thiết giao tăng 1,47 tỷ đồng, vốn đầu tư khác tăng 400 tỷ đồng, nguồn thu sử dụng đất giao tăng 397,4 tỷ đồng.

 Xác định giải ngân VĐTC có vai trò quan trọng để phục hồi và phát triển kinh tế, UBND tỉnh đã sớm giao vốn cho các sở, ngành, địa phương để khẩn trương triển khai các chương trình, dự án theo kế hoạch. Đến hết tháng 3, tỉnh đã phân bổ, giao chi tiết kế hoạch VĐTC cho các dự án là 4.192,8 tỷ đồng, đạt 124% so với số kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao và đạt 100% so với kế hoạch vốn HĐND tỉnh thông qua. Đồng thời, UBND tỉnh chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ giải ngân là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Song, thực hiện giải ngân không chỉ bảo đảm đúng tiến độ, mà còn phải nâng cao chất lượng, muốn vậy cần rà soát từ khâu chuẩn bị đầu tư, chọn chủ đầu tư, nhà thầu, lập kế hoạch… đúng quy định và phải công khai, minh bạch.

  Tính đến ngày 25/3, tổng số kế hoạch VĐTC đã giải ngân là 521,8 tỷ đồng, đạt 15% số kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 12% số kế hoạch UBND tỉnh đã giao chi tiết đến các dự án. Cụ thể, vốn đầu tư trong cân đối ngân sách tỉnh giải ngân 451,7 tỷ đồng, đạt 17% kế hoạch vốn UBND tỉnh đã giao chi tiết đến các dự án (vốn đầu tư theo tiêu chí, định mức giải ngân đạt 24%, nguồn thu sử dụng đất đạt 14%, vốn đầu tư khác đạt 21%, nguồn xổ số kiến thiết chưa thực hiện giải ngân). Vốn ngân sách T.Ư (vốn trong nước) giải ngân 62,226 tỷ đồng, đạt 6% so với số kế hoạch vốn UBND tỉnh đã giao chi tiết đến các dự án. Vốn nước ngoài (ODA) giải ngân 7,8 tỷ đồng, đạt 2% kế hoạch vốn giao.
  Giải ngân VĐTC hiện gặp một số khó khăn, vướng mắc, có nguồn vốn chưa giải ngân hoặc tỷ lệ giải ngân rất thấp. Nguồn vốn đầu tư từ thu sử dụng đất và xổ số kiến thiết giải ngân phụ thuộc vào nguồn thu. Tuy nhiên, trong 3 tháng đầu năm số thu đạt thấp, vì vậy chưa có nguồn cấp cho các dự án theo kế hoạch giao để thực hiện.
Ngoài ra, theo đánh giá của Tổ công tác của Chủ tịch UBND tỉnh, một số chủ đầu tư chưa thực sự quan tâm, đôn đốc giải ngân kế hoạch được giao; còn có các dự án đã được bố trí vốn để hoàn trả vốn ứng trước ngân sách tỉnh, ngân sách T.Ư nhưng chủ đầu tư chưa hoàn thành thủ tục hoàn ứng tại kho bạc hoặc các dự án chưa triển khai thực hiện kế hoạch vốn giao. Đặc biệt, đối với nguồn vốn ODA, một số dự án chưa thực hiện xong thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư hoặc đang thực hiện thiết kế dự án, do đó chưa giải ngân. Các dự án giải ngân theo kết quả đầu ra chưa thực hiện được các thủ tục rút vốn nên chưa thanh toán giải ngân...

   Trao đổi về công tác giải ngân VĐTC tại cuộc họp thường kỳ mới đây của UBND tỉnh, đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: Hiện nay, một số dự án thủ tục còn vướng mắc. Nhất là nguồn vốn ODA theo yêu cầu có dự án đến 30/6 tới phải kết thúc, nếu không hoàn thành thủ tục, hồ sơ để giải ngân ở Kho bạc Nhà nước trước 30/6 thì sẽ mất nguồn, dẫn đến khả năng dự án dở dang. Đối với nguồn vốn vay Ngân hàng thế giới của Ban Quản lý đầu tư xây dựng các công trình NN&PTNT (Dự án Sửa chữa và nâng cao an toàn đập W8 - PV) đến nay việc đấu thầu đang có vướng mắc, phức tạp mà thời gian không còn nhiều, trong khi phải đấu thầu lại nên nguy cơ không thực hiện giải ngân được. Việc này cần phải nghiêm túc xem xét, kiểm điểm trách nhiệm. Thực tế là đã có dự án nhìn thấy xu hướng "vỡ trận", nếu không được xử lý kịp thời là rất khó.  

  Để thúc đẩy giải ngân VĐTC, từ đó tạo đà phát triển KT-XH sau dịch Covid-19, UBND tỉnh yêu cầu các chủ đầu tư tiếp tục thực hiện nghiêm túc những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch VĐTC năm 2022. Thường xuyên quan tâm, đôn đốc, giám sát tình hình giải ngân kế hoạch vốn được giao để kịp thời phát hiện, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Đẩy nhanh công tác chuẩn bị thực hiện dự án, lựa chọn nhà thầu đúng quy định pháp luật để sớm khởi công công trình. Khẩn trương hoàn thiện hồ sơ, thanh toán với kho bạc khi có khối lượng nghiệm thu, không để dồn thanh toán vào cuối năm và không gây nợ đọng xây dựng cơ bản. Nâng cao chất lượng công vụ, xử lý nghiêm theo quy định pháp luật đối với các cá nhân gây chậm trễ trong việc giao vốn, thanh toán vốn...


Hoàng Nga

Các tin khác


Tháo gỡ vướng mắc đường liên kết vùng

Dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu) là dự án giao thông trọng điểm của tỉnh, khi hoàn thành mở ra cơ hội rất lớn kết nối thông thương, khai thác tiềm năng, lợi thế, phát triển đô thị, dịch vụ. Với ý nghĩa quan trọng đó, Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng, địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về giải phóng mặt bằng (GPMB), chuyển đổi đất rừng, đất lúa, đẩy nhanh tiến độ triển khai.

Hiệu quả từ tuyên truyền sử dụng tiết kiệm điện

Sử dụng tiết kiệm điện đem lại lợi ích "kép”, giúp giảm áp lực cấp điện trong bối cảnh cung cấp điện gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt giúp chúng ta giảm chi phí sử dụng điện, nhất là trong mùa nắng nóng khi nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến.

Giá vàng sáng 19/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 19/4, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 82,1 - 84,12 triệu đồng/lượng (mua vào- bán ra). Giá vàng nhẫn công ty này niêm yết ở mức 74,7 -76,7 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Xã Đồng Ruộng tìm hướng thoát nghèo từ nuôi dê

Thực hiện công tác giảm nghèo, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thời gian qua, nhiều hộ trên địa bàn xã Đồng Ruộng (Đà Bắc) đã phát triển, nhân rộng mô hình nuôi dê, đem lại thu nhập đáng kể, giải quyết việc làm, mở ra hướng phát triển kinh tế cho người dân.

Xã Đa Phúc cán đích nông thôn mới

Nhờ phát huy sức mạnh cộng đồng, sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ Trung ương và địa phương, cùng với quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, cuối năm 2023, xã Đa Phúc, huyện Yên Thủy được Chủ tịch UBND tỉnh ra Quyết định số 3064/QĐ-UBND, ngày 29/12/2023 công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Từ một xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện, Đa Phúc như được khoác lên mình chiếc áo mới, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng khang trang, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới và khởi sắc.

Giá xăng tăng hơn 400 đồng/lít

Liên bộ Công Thương - Tài chính vừa điều chỉnh giá xăng dầu từ 15h chiều nay 17/4.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục