(HBĐT) - Sáng 28/4, Hợp phần Quản lý rừng bền vững thuộc Dự án Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học (VFBC) do USAID tài trợ phối hợp với đơn vị thực hiện dự án (DAI) tổ chức hội thảo khởi động về phát triển chuỗi giá trị tre, luồng tại tỉnh Hòa Bình. Dự hội thảo có đại diện Ban quản lý Dự án VFBC Trung ương; các sở, ngành, địa phương cùng một số doanh nghiệp, HTX trên địa bàn tỉnh.


Các đại biểu tham gia đóng góp ý kiến tại hội thảo. 

Toàn tỉnh có khoảng 16.658 ha tre, luồng, được trồng chủ yếu tại huyện Đà Bắc, Mai Châu, Kim Bôi và Cao Phong. Tre, luồng không chỉ góp phần làm tăng độ che phủ rừng của tỉnh mà còn tạo sinh kế cho bà con. Tuy nhiên, người dân trên địa bàn tỉnh chưa đầu tư cho trồng tre, luồng. Người dân còn thiếu các kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch các sản phẩm từ tre luồng như thân cây, măng… Bên cạnh đó, việc tiêu thụ các sản phẩm từ tre luồng còn gặp nhiều khó khăn như giá thu mua không ổn định, thiếu thông tin thị trường, đầu tư cho chế biến còn hạn chế…

Tại hội thảo, các đại biểu đã phân tích, làm rõ tiềm năng phát triển của chuỗi giá trị tre, luồng tại tỉnh Hòa Bình và kế hoạch hoạt động của Dự án. Những yêu cầu trong phát triển chuỗi tre, luồng và đóng góp của Hợp phần quản lý rừng bền vững; phối hợp nguồn lực để phát triển chuỗi giá trị tre, luồng tại tỉnh.

Thu Thủy

Các tin khác


Huyện Lạc Thủy từng bước hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung

Bằng nhiều giải pháp đột phá trong thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TU của Tỉnh ủy về dồn điền, đổi thửa (DĐĐT), đến tháng 11/2023, huyện Lạc Thủy đã thực hiện dồn đổi được khoảng 610ha. Qua đó dần hình thành các vùng sản xuất hàng hóa, tạo thuận lợi liên kết sản xuất; ứng dụng KHKT, đưa cơ giới hóa vào sản xuất, gắn với tổ chức lại sản xuất nông nghiệp (SXNN) trên địa bàn huyện.

Phụ nữ huyện Đà Bắc chung sức xây dựng nông thôn mới

Thời gian qua, cụ thể hóa phong trào chung sức xây dựng nông thôn mới (NTM), các cấp Hội LHPN huyện Đà Bắc đã triển khai thực hiện nhiều phong trào, hoạt động thiết thực. Qua đó góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, đóng góp tích cực vào phát triển KT-XH, nâng cao đời sống của người dân.

Huyện Lương Sơn dồn lực thực hiện các tiêu chí xây dựng đơn vị hành chính cấp thị xã

Thời gian qua, cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Lương Sơn đã triển khai đồng bộ các giải pháp đột phá nhằm xây dựng huyện phát triển toàn diện, bền vững, phát huy vai trò là vùng động lực kinh tế của tỉnh. Phấn đấu đến năm 2025, huyện Lương Sơn cơ bản đạt tiêu chí đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp thị xã.

Tiếp tục thực hiện Chương trình cắt giảm, đơn giản hoá quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh

UBND tỉnh vừa có Công văn số 2065/UBND-NVK về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chương trình cắt giảm, đơn giản hoá quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020-2025.

Huyện Tân Lạc: Trên 149 tỷ đồng cho vay hộ nghèo và đối tượng chính sách

Theo Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Tân Lạc, trong 10 tháng năm 2023, doanh số cho vay tín dụng chính sách trên địa bàn huyện đạt 149,05 tỷ đồng, với trên 4,1 nghìn lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn. Đến nay, tổng dư nợ tín dụng chính sách trên địa bàn huyện đạt 519,3 tỷ đồng, với gần 15 nghìn khách hàng còn dư nợ.

Xã Bình Hẻm nhiều giải pháp giảm nghèo bền vững

Xác định rõ giảm nghèo bền vững (GNBV) là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên và lâu dài, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, đảm bảo an sinh xã hội, thời gian qua, xã Bình Hẻm (Lạc Sơn) đã triển khai đồng bộ, linh hoạt nhiều giải pháp phù hợp. Nhờ đó xã đạt được những kết quả tích cực trong công tác giảm nghèo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục