(HBĐT) - Những năm gần đây, phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn xã Yên Trị (Yên Thủy) có chuyển biến tích cực. Nhiều mô hình cây, con giống mới được đưa vào sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế bước đầu khởi sắc, trong đó có mô hình nuôi hươu lấy nhung.


Anh Bùi Văn Anh, xóm Minh Sơn, xã Yên Trị (Yên Thủy) chăm sóc hươu đang mùa thu nhung.

Năm 2013, gia đình anh Bùi Văn Anh, xóm Minh Sơn, xã Yên Trị "bén duyên” với nghề nuôi hươu lấy nhung do có người quen đã nuôi. Nhận thấy nghề nuôi hươu lấy nhung đơn giản hơn chăn nuôi trâu, bò, giá trị kinh tế đem lại cao, đầu tư chuồng trại đơn giản, kỹ thuật nuôi không quá khó khăn, gia đình anh xây dựng hệ thống chuồng trại diện tích hơn 100 m2 với 22 ô chuồng. Ban đầu anh mua 1 cặp hươu để vừa sinh sản vừa lấy nhung với số tiền giống 35 triệu đồng. Đến nay sau 9 năm chăm sóc, gia đình anh nâng tổng đàn lên 22 con.

Chia sẻ về kỹ thuật chăm sóc hươu, anh Bùi Văn Anh cho biết: Nuôi hươu không khó nhưng phải nắm được đặc tính để dễ chăm sóc. Quan tâm chế độ ăn, nghỉ, thay đổi thời tiết. Thức ăn đa dạng như cỏ, các loại lá. Mỗi ngày, một con hươu ăn 7 kg cỏ. Đối với những con chuẩn bị lên nhung thì cho ăn tinh bột bắp như ngô non đang vào sữa, khoai lang. Ngoài ra cho ăn thêm lá mít, chuối, đu đủ, các loại củ, quả, thân, lá cây chuối...

Về chuồng trại lại càng đơn giản, có thể tận dụng nhà bếp cũ, chuồng trâu, bò để cải tạo lại cho phù hợp, dùng các thanh gỗ hoặc sắt để ngăn các ô chuồng với nhau, mỗi ô 1 con (khoảng 8 - 10 m2) để tiện lợi cho việc chăm sóc và lấy nhung. Chuồng trại có mái che đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm vào mùa đông, tránh gió lùa, sàn cao có rãnh nhỏ thoát nước bẩn. So với các loại gia súc khác, hươu sao và nai ít bệnh nhưng phải giữ cho chuồng trại luôn sạch sẽ. Nguồn thức ăn, nước uống đảm bảo nhằm tránh bệnh lở mồm long móng. Việc thu nhung thường vào mùa xuân. Vòng đời của hươu khoảng 30 năm, nếu chăm sóc tốt vẫn có thể thu hoạch nhung 2 lần/năm. Nhưng để đảm bảo việc thu hoạch 2 lần đòi hỏi người nuôi phải có chế độ chăm sóc hợp lý, thu nhung đúng kỹ thuật, đúng thời điểm. Mỗi lạng nhung hươu có giá từ 1,8 - 2 triệu đồng. Hiện, mỗi năm gia đình anh Anh thu nhập bình quân 100 triệu đồng đã trừ chi phí.

Tuy nhiên, khó khăn trước mắt đối với người nuôi hươu là thị trường tiêu thụ, đầu ra cho sản phẩm nhung hươu. Ông Bùi Văn Khương, xóm Tân Thành, xã Yên Trị chia sẻ: Do mới đầu tư chăn nuôi được 3 năm nên việc tiêu thụ nhung hươu của gia đình gặp không ít khó khăn. Đầu ra sản phẩm chủ yếu do anh Anh giới thiệu các mối đã quen.

Đồng chí Bùi Phi Diệp, Chủ tịch UBND xã Yên Trị cho biết: Nuôi hươu lấy nhung là mô hình mới, mang lại hiệu quả kinh tế khá cho người nông dân. Tuy nhiên, đầu ra cho sản phẩm là một khâu quan trọng và là khó khăn hiện nay, vì giá thành sản phẩm khá cao, từ 1,8 - 2 triệu đồng/lạng. So với mức sống trung bình của người dân thì ít gia đình có thể mua về dùng. Chủ yếu bán ra các tỉnh, thành phố, nơi người dân có mức sống trung bình khá trở lên, người có điều kiện kinh tế. Do đó, khi đầu tư mở rộng quy mô người dân cần tìm hiểu kỹ thị trường đầu ra, mặt khác chúng tôi cũng sẽ đề nghị với huyện, tỉnh để tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm nhung hươu của địa phương trong thời gian tới.

Xuân Thiên

(Trung tâm VH-TT&TT huyện Yên Thủy)


Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục