(HBĐT) - Đợt mưa kéo dài từ ngày 21 - 24/5 tại tất cả các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh đã tác động mạnh đến sản lượng và giá bán các mặt hàng rau xanh. Tại thị trường trong tỉnh, khoảng hơn 1 tuần nay, giá rau xanh tăng mạnh, có loại tăng gấp đôi.

Theo khảo sát trong 2 ngày (1 - 2/6), tại một số chợ truyền thống trên địa bàn TP Hòa Bình lượng rau, củ cung ứng tới chợ ít hơn, chủng loại không đa dạng như trước và chất lượng kém. Trung bình giá một số loại rau xanh tăng gấp 2 lần so với thời điểm giữa tháng 5. Cụ thể, rau ngót, mồng tơi từ 12.000 - 15.000 đồng/bó, rau lang 12.000 đồng/bó, rau muống dao động từ 8.000 - 10.000 đồng/bó; cải ngọt, cải thảo trên 30.000 đồng/kg, mướp 30.000 đồng/kg, bầu 20.000 đồng/kg…


Người mua và người bán đều gặp nhiều khó khăn khi giá rau xanh tăng mạnh (ảnh chụp tại chợ Nghĩa Phương, TP Hòa Bình).

Theo chị Nguyễn Thị Hân, tiểu thương bán rau tại chợ Nghĩa Phương cho biết: Giá rau tăng từ giữa tuần trước do mưa lớn kéo dài khiến các vùng trồng rau trên địa bàn TP Hòa Bình và các huyện Kim Bôi, Lương Sơn… đều bị thiệt hại. Sau khi nước rút rau bị dập, thối, nát, chất lượng không đảm bảo. Một số loại quả như mướp, bầu, bí, dưa chuột, mướp đắng cũng bị ảnh hưởng khiến nguồn cung đến chợ ít hơn, giá tăng so với trước từ 2.000 - 3.000 đồng/kg. Bên cạnh đó, giá xăng tăng cũng ảnh hưởng tới giá các loại rau, củ thực phẩm do cước vận chuyển tăng.

Đa số tiểu thương kinh doanh tại một số chợ dân sinh trên địa bàn TP Hòa Bình cho rằng, các mặt hàng rau, củ, quả phụ thuộc nhiều vào thời tiết nên giá rau xanh sẽ tiếp tục thay đổi theo ngày. Rau xanh tăng giá không chỉ ảnh hưởng tới người tiêu dùng mà còn khó khăn cho tiểu thương kinh doanh. Nguồn cung hàng hiếm, chủng loại không đa dạng, chất lượng kém, người tiêu dùng thì e dè, cân nhắc khi mua sắm. Trong khi đa số các loại rau xanh thời gian bảo quản không được lâu, nếu nhập về không bán hết trong ngày sẽ lỗ vốn.

Theo thống kê của Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh, do ảnh hưởng rãnh áp thấp, từ ngày 21 - 24/5, các địa phương trong tỉnh có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to đã gây ngập úng hoa màu. Trong đó, tại huyện Lương Sơn bị ngập 2 ha cây màu; TP Hòa Bình ngập úng cục bộ 10 ha rau màu,huyện Lạc Sơn ngập úng 5 ha bí xanh, huyện Yên Thủy 1 ha rau màu bị ngập nước.

Để khôi phục diện tích rau màu bị ngập sau những trận mưa lớn, Sở NN&PTNT khuyến cáo đối với diện tích rau bị ảnh hưởng do mưa lớn những ngày qua, cán bộ ngành nông nghiệp các địa phương cần bám sát đồng ruộng, hướng dẫn nông dân tập trung chăm sóc rau màu, khắc phục hậu quả sau mưa úng. Sau ngập úng bà con phải tiêu thoát nước kịp thời, xới xáo đất tạo điều kiện cho cây sinh trưởng. Đối với các loại củ nông dân cần kiểm tra mức độ thối của củ giống, cây giống, thu gom các củ, cây giống bị thối để tránh lây lan; kịp thời bón phân, tưới hoặc phun chất kích thích ra rễ kết hợp trồng dặm đảm bảo mật độ, phun thuốc phòng một số loại nấm phát sinh.

Không chỉ rau xanh tăng giá, theo chia sẻ của người nội trợ, hiện một số thực phẩm như thịt lợn, mì tôm, mì chính, đường, dầu ăn cũng tăng giá theo giá xăng. Hàng hóa tăng giá khiến cuộc sống của người dân bị đảo lộn. Chị Nguyễn Huyền Trang, tổ 8, phường Tân Thịnh (TP Hòa Bình) trăn trở: Xăng dầu tăng giá cùng với thời tiết diễn biến phức tạp khiến cuộc sống gia đình tôi bị đảo lộn. Trước kia, chỉ cần 10.000 - 15.000 đồng/ngày là đủ mua rau xanh nhưng giờ phải chi lên 20.000 - 25.000 đồng/ngày. Các mặt hàng thực phẩm như mì tôm, dầu ăn, kinh phí đi lại đều tăng theo giá xăng. Để chống chọi với "cơn bão giá” thực phẩm, gia đình tôi đành phải siết chặt chi tiêu, cắt giảm những khoản tiêu dùng chưa thực sự cần thiết.

Thu Thủy


Các tin khác


Huyện Lạc Thuỷ huy động trên 137 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Thuỷ, trong quý I/2024, tổng nguồn vốn huy động thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện là 137,3 tỷ đồng.

Huyện Mai Châu chủ động phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi

Thời tiết đang chuyển sang nắng nóng, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các loại dịch bệnh trên đàn vật nuôi. UBND huyện Mai Châu đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp các địa phương chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống, giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh gây ra cho đàn vật nuôi.

Quý I, giải ngân vốn đầu tư công ước đạt 15% kế hoạch

Kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước năm 2024 của tỉnh Hòa Bình được Thủ tướng Chính phủ giao 3.430,661 tỷ đồng. Số vốn được HĐND tỉnh thông qua là 3.763,925 tỷ đồng và đã được UBND tỉnh giao chi tiết đến các dự án đạt 100% kế hoạch vốn giao.

Xuất khẩu trên 7 tấn ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc

Ngày 28/3, Sở NN&PTNT phối hợp với Công ty TNHH Đầu tư thương mại Tiến Ngân - TP Hòa Bình (Công ty Tiến Ngân); Công ty Tomas Trade Co.ltd (Hàn Quốc) tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả chuỗi sản xuất - xuất khẩu sản phẩm ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc và xuất khẩu 7,5 tấn ớt muối chua sang thị trường này.

Tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập và hợp tác quốc tế

Chiều 28/3, tại Sở Thông tin và Truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập và hợp tác quốc tế. Dự hội nghị có đồng chí Triệu Minh Long, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Thông tin và Truyền thông.

Huyện Kim Bôi dồn sức thực hiện công tác quy hoạch

"Hiện nay, huyện Kim Bôi đang tổ chức lập 23 đồ án quy hoạch (ĐAQH) gồm: ĐAQH chung đô thị Bo huyện Kim Bôi đến năm 2045; 20 ĐAQH phân khu và 1 ĐAQH chi tiết; UBND các xã tổ chức lập 12 ĐAQH chi tiết điểm dân cư nông thôn. Huyện xác định, sau khi được phê duyệt, các đồ án nói trên sẽ thúc đẩy phát triển KT-XH, làm cơ sở để kêu gọi, thu hút đầu tư, là công cụ pháp lý quan trọng để quản lý và huy động các nguồn lực phát triển...”- đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục