(HBĐT) - Thời gian qua, trên cả nước, tâm lý lo sợ về lạm phát  đã gia cố niềm tin của không ít nhà đầu tư rằng bất động sản (BĐS) là "nơi trú ẩn” an toàn và giá trị sẽ tăng theo thời gian. Với tỉnh ta, điều này là cơ hội cho nhiều nhà đầu cơ chuyên nghiệp thi nhau thổi giá, kêu gọi người dân tỉnh ngoài đổ về Hòa Bình khiến cho thị trường BĐS tỉnh nóng lên. Tuy nhiên, đến thời điểm này, không ít nhà đầu tư chợt giật mình nhận ra nhiều khả năng chính mình đã và đang "đu đỉnh”, đồng thời, âm thầm thoát hàng bằng mọi giá.  



Khu đất trên 2.000 m2, trong đó có 1.000 m2 đất thổ cư tại xã Nam Phong (Cao Phong) có giá trên 1 tỷ đồng.

Vài năm trở lại đây, với vị trí tiếp giáp Thủ đô Hà Nội và quỹ đất còn nhiều, thị trường BĐS trong tỉnh trở thành điểm thu hút nguồn vốn đầu tư. Thêm nữa, do có cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, ấn tượng, thuận lợi cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng. Bên cạnh đó, hạ tầng giao thông thay đổi nhanh chóng cũng là đòn bẩy khiến BĐS ngày càng trở nên hấp dẫn hơn.

Tuy nhiên, dựa vào những lợi thế đó, giới đầu cơ đa phần từ tỉnh khác đến đã dùng các "chiêu trò” để đẩy giá BĐS trên địa bàn tỉnh lên cao, nhiều nơi giá BĐS tăng 100 - 300% chỉ vài tháng. Cá biệt có những phân khúc như đất rừng trồng cây lâu năm ở các huyện Lương Sơn, Đà Bắc, Kim Bôi, đất rừng phòng hộ khu vực hồ Hòa Bình được giới đầu cơ đẩy lên trên dưới chục lần so với 1 năm trước đây. Việc giá BĐS liên tục lập đỉnh trong những năm vừa qua là điều dễ hiểu, khi mà dòng tiền quá lớn từ Hà Nội và một số tỉnh lân cận đổ về. Minh chứng cụ thể về độ "nóng” thị trường BĐS của tỉnh: Chỉ hơn 1 km đường trung tâm huyện Kim Bôi chưa đầy 1 năm đã mọc lên cả chục trung tâm môi giới BĐS với các loại biển quảng cáo bắt mắt.

"Trên thực tế, có những thời điểm, hầu hết các trung tâm môi giới này chủ yếu tiếp đón dân tỉnh ngoài về tìm mua đất tại địa phương, tìm đỏ mắt cũng chẳng thấy người dân trong tỉnh dòm ngó đến”, một môi giới tại trung tâm huyện Kim Bôi cho hay. Theo tìm hiểu thì hiện nay, ngay tại các trung tâm môi giới BĐS trên địa bàn huyện Kim Bôi cũng rất khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng. 

Theo các chuyên gia về BĐS, cơn sốt đất dù ở đâu cũng có thể khiến nợ xấu tăng và làm xáo trộn đời sống kinh tế, xã hội của cả khu vực. Đối với tỉnh ta, nguy cơ đổ vỡ thị trường BĐS là cận kề trong bối cảnh người có nhu cầu thực lại không đủ tiềm lực tài chính để sở hữu nhà đất, vì giá đất liên tục tăng cao. Trong khí đó, đa phần là giới đầu cơ tỉnh ngoài ngoài đến mua bán mà đại bộ phận là mua bán đất rừng, đất trang trại. Đến khi lượng cầu tỉnh ngoài rút lui, thậm chí việc bán tháo cũng là bất khả thi.

Qua khảo sát một số nơi trên địa bàn tỉnh, đến thời điểm hiện nay, mặc dù vẫn còn giao dịch ở nhiều phân khúc như đất nền, đất rừng, đất trang trại, nhưng số lượng giao dịch thành công giảm khá nhiều so với cách đây vài tháng. Nguyên nhân chủ yếu giới đầu cơ cũng phải thừa nhận là do giá BĐS trên địa bàn đã tăng quá cao so với thu nhập của phần đông người dân.

Anh Nguyễn Văn Dũng, một nhà đầu tư chuyên nghiệp về lĩnh vực BĐS nhiều năm nay ở khu vực TP Hòa Bình cho biết, vài tháng trước đây có nhiều bạn bè ở Hà Nội lên Hòa Bình tham khảo tìm mua đất rừng, đất trang trại thuộc địa bàn huyện Lương Sơn, Lạc Sơn, Kim Bôi… Nhưng đến nay giá mỗi ha đất tăng lên quá cao, có những nơi từ 2 - 3 tỷ đồng/ha nên nhiều người quyết định không xuống tiền. Nhiều người còn cho rằng, hiện nay thay vì mua đất thì gửi ngân hàng cũng là cách hiệu quả, một vài năm tới nếu thị trường BĐS giảm về giá trị thực có thể xem xét đầu tư.   

Cũng theo anh Dũng, với nhiều nhà đầu tư, đến thời điểm này có thể rất khó để tìm ra người mua lại BĐS trong bối cảnh giá đất bị thổi lên rất cao. Khi đó, vừa bị "chôn” vốn trong thời gian dài, vừa chịu áp lực lãi vay. Đến một thời điểm nào đó thì nguy cơ họ mất khả năng trả nợ là rất cao, khoản vay của họ thành nợ xấu, ngân hàng cũng rất khó để thu hồi số tiền cho vay.

Còn theo các chuyên gia, cơn sốt đất ảo sẽ khiến giá đất tăng ảo, liên tục thiết lập mặt bằng giá mới, làm thổi phồng bong bóng BĐS. Khi xuất hiện cơn sốt đất ảo, dòng tiền đổ vào BĐS ngày càng lớn, bong bóng được bơm căng và đến ngưỡng nào đó có thể xảy ra đổ vỡ hoặc giảm tốc bất ngờ, gây thiệt hại cho nền kinh tế. Đáng lẽ ra, dòng tiền được đầu tư để sản xuất tiêu dùng, quay vòng vốn để tái sản xuất, phát triển kinh tế thì trước cơn sốt đất ảo có thể trở thành dòng tiền "bất động”.

Khi thị trường BĐS giảm mạnh, hệ lụy trước hết là tiền của người dân, doanh nghiệp đổ vào BĐS quá nhiều. Trong khi đó, tiền đầu tư vào sản xuất, kinh doanh là đồng tiền động, đồng tiền đầu tư vào BĐS là đồng tiền "chết”, nó tạo ra giá trị ảo chứ không tạo ra giá trị thật, và trên hết chính nó cũng là nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của xã hội.

Hồng Trung

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục