(HBĐT) - Dịch Covid-19 được kiểm soát, hoạt động kinh doanh, du lịch, nhà hàng, khách sạn phục hồi, nhiều chương trình kết nối cung cầu, giao thương được tổ chức đã tác động tích cực đến ngành dịch vụ, thương mại. Hoạt động lưu chuyển hàng hóa và xuất khẩu có mức tăng trưởng khá. Trên địa bàn tỉnh không xảy ra tình trạng thiếu hàng, sốt giá; hệ thống chợ, trung tâm mua sắm, siêu thị hoạt động hiệu quả.


Lãnh đạo Sở Công Thương cùng các phòng chuyên môn kiểm tra hoạt động kinh doanh các mặt hàng thiết yếu để giám sát hoạt động về giá, chất lượng sản phẩm. Ảnh chụp tại siêu thị Vinmart, Trung tâm thương mại Vincom Plaza (TP Hòa Bình).

6 tháng đầu năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 27.230 tỷ đồng, tăng 25,7% so với cùng kỳ, đạt 51,90% kế hoạch năm. Hoạt động du lịch có nhiều khởi sắc, tính đến hết tháng 6, toàn tỉnh đón 1.680.000 lượt khách du lịch, đạt 65,1% kế hoạch năm; trong đó có 60.000 lượt khách quốc tế, 1.620.000 lượt khách nội địa; tổng thu từ khách du lịch ước đạt 1.900 tỷ đồng.

Đồng chí Phạm Tiến Dũng, Giám đốc Sở Công Thương cho biết: Ngay từ đầu năm, Sở Công Thương đã chỉ đạo Phòng Kinh tế và hạ tầng các huyện, Phòng Kinh tế TP Hòa Bình, Phòng Kinh tế huyện Lương Sơn thực hiện các giải pháp đảm bảo cân đối cung cầu, bình ổn thị trường. Nhiều doanh nghiệp, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi linh hoạt các giải pháp phù hợp để ổn định, phát triển hoạt động kinh doanh, chủ động đón đầu xu hướng bình thường mới để khai thác, tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ. Triển khai các biện pháp nhằm đảm bảo nguồn cung xăng dầu cho thị trường. Phối hợp lực lượng quản lý thị trường đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát hoạt động thị trường về giá, chất lượng sản phẩm, các quy định về an toàn thực phẩm, hành vi đầu cơ găm hàng, tăng giá, đặc biệt là các mặt hàng thuộc diện bình ổn.

Bên cạnh đó, hoạt động du lịch mở cửa trở lại, tỉnh đăng cai môn xe đạp trong SEA Games 31 đã tạo đà cho ngành thương mại, dịch vụ tăng trưởng. Nhiều chương trình xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu, hội chợ, triển lãm diễn ra, góp phần thúc đẩy hoạt động kết nối giao thương, quảng bá hàng hóa địa phương tại các tỉnh, thành phố trên cả nước. Nổi bật là "Phiên chợ vùng cao tỉnh Hòa Bình” được tổ chức tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm tỉnh nằm trong chuỗi sự kiện tỉnh đăng cai tổ chức môn xe đạp SEA Games 31. Tổng kết phiên chợ có hơn 1 vạn lượt khách đến thăm quan, vui chơi, mua sắm, giao lưu, tìm hiểu văn hóa ẩm thực. Sở Công Thương đã ký quy chế phối hợp với Sở NN&PTNT, Liên minh HTX tỉnh, Hội Nông dân tỉnh nhằm hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm. Trong năm 2022 sẽ xác nhận cho các doanh nghiệp tổ chức từ 3 - 5 hội chợ thương mại trên địa bàn tỉnh, tổ chức triển lãm sinh vật cảnh với sự tham gia của 40 tỉnh, thành phố trên cả nước…

Sở Công Thương đã tham mưu Ban Chỉ đạo 389 tỉnh triển khai kế hoạch về cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trước, trong và sau Tết Nguyên đán 2022. Tham mưu ban hành quyết định thành lập đoàn kiểm tra liên ngành tổ chức kiểm tra, kiểm soát thị trường, nhất là dịp Tết và nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, 30/4, 1/5. Trong 6 tháng, đoàn kiểm tra liên ngành các huyện: Lương Sơn, Yên Thủy, Đà Bắc, Mai Châu, TP Hòa Bình và các lực lượng chức năng đã kiểm tra 326 vụ, xử lý 36 cơ sở với tổng số tiền phạt hành chính 113,055 triệu đồng.

Là một trong những địa phương có hoạt động thương mại, dịch vụ sôi động của tỉnh, từ đầu năm đến nay, lực lượng chức năng TP Hòa Bình theo dõi chặt chẽ tình hình sản xuất, kinh doanh, chủ động tháo gỡ khó khăn, tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh phát triển. Trên địa bàn thành phố có 14 chợ dân sinh, 5 siêu thị, 3 trung tâm thương mại, gần 700 cửa hàng tạp hóa, bán lẻ thực phẩm, nguồn hàng phong phú, dồi dào. Thực hiện kế hoạch cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trước, trong, sau Tết Nguyên đán 2022, lực lượng chức năng đã kiểm tra 87 vụ, xử lý vi phạm 10 vụ, tổng số tiền xử phạt và trị giá hàng hóa tịch thu 54,1 triệu đồng; tuyên truyền, ký cam kết đối với 245 cơ sở kinh doanh. 6 tháng đầu năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 8.829,1 tỷ đồng, tăng 20,36% so với cùng kỳ.

  Mục tiêu đặt ra trong 6 tháng cuối năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 25.236 tỷ đồng. Để đạt mục tiêu đề ra, Sở Công Thương tiếp tục theo dõi diễn biến cung cầu, giá cả các mặt hàng thiết yếu để tham mưu UBND tỉnh các biện pháp kịp thời; phối hợp chặt chẽ với UBND các huyện, thành phố kiểm soát giá cả hàng hóa đầu vào, tăng cường kiểm tra, kiểm soát ngăn chặn hoạt động găm hàng, đầu cơ, thao túng giá. Xây dựng, triển khai thực hiện kế hoạch chuẩn bị hàng hóa phục vụ Nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán 2023. Phát triển thương mại điện tử. Mở các lớp bồi dưỡng về hội nhập kinh tế quốc tế, hội thảo nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu đã được phê duyệt từ đầu năm.


Thu Thủy

Các tin khác


UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp 

Chiều 16/4, Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh phối hợp tổ chức Hội nghị kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp tỉnh. Đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, Agribank chi nhánh tỉnh và Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh chủ trì hội nghị.

Thúc đẩy tạo sinh kế cho nông dân dưới tán rừng

Sau một thời gian triển khai, Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại giai đoạn II (Chương trình FFF II) do Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên hợp quốc (FAO) tài trợ tiếp tục phát huy hiệu quả. Các mô hình phát triển rừng gỗ lớn, trồng cây nông nghiệp hữu cơ, nông lâm kết hợp được nhân rộng. Đặc biệt, nhiều nông dân đã thay đổi tư duy, biết tận dụng đất rừng vốn có để nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích.

Huyện Lạc Thủy: Siết chặt quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Những năm qua, UBND huyện Lạc Thủy thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trên cơ sở chấp hành đúng, đầy đủ quy định pháp luật, góp phần vào sự phát triển kinh tế của địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục