(HBĐT) - Giai đoạn 2001-2013, các HTX chỉ thực hiện dịch vụ đầu vào cho sản xuất nông nghiệp như làm đất, bơm nước, thuốc bảo vệ thực vật, chưa đầy 10% HTX tham gia dịch vụ tiêu thụ sản phẩm cho thành viên. Với nỗ lực của các cấp, ngành và các HTX, đến nay, nhiều HTX trên địa bàn tỉnh đã thực hiện liên kết sản xuất tiêu thụ qua hợp đồng, giúp tiêu thụ sản phẩm cho thành viên; đã có 54 HTX được tham gia dự án, chương trình liên kết tiêu thụ sản phẩm.


Hợp tác xã dịch vụ chăn nuôi Tuấn Chuyền, xã Phú Thành (Lạc Thủy) liên kết với 100 hộ vệ tinh để phát triển thương hiệu gà Lạc Thủy.

Sau 20 năm thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW, ngày 18/3/2002 của BCH T.Ư Đảng (khóa IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể (KTTT) trên địa bàn tỉnh, HTX có nhiều chuyển biến về phương thức hoạt động, đầu tư, liên kết, liên doanh sản xuất gắn với chuỗi giá trị của HTX với các thành phần kinh tế khác. Xuất hiện nhiều HTX điển hình với phương thức hoạt động, đầu tư, liên kết, liên doanh sản xuất gắn với chuỗi giá trị như: Mô hình HTX ứng dụng công nghệ cao; HTX chuyên ngành dẫn dắt hỗ trợ kinh tế hộ thành viên phát triển sản xuất, tham gia chuỗi giá trị; HTX phát triển sản xuất nông nghiệp bản địa, OCOP kết hợp với du lịch nông nghiệp, nông thôn... đem lại hiệu quả kinh tế.

Đa số HTX chuyên ngành được ưu tiên tập trung phát triển để tạo ra sản phẩm phù hợp với lợi thế của từng địa phương như: Các HTX chăn nuôi gà tại huyện Lạc Sơn, Lạc Thủy; HTX trồng cây có múi tại huyện Cao Phong, Kim Bôi, Tân Lạc;HTX trồng rau an toàn tại huyện Lương Sơn, Tân Lạc, Mai Châu; HTX dược liệu tại huyện Đà Bắc, TP Hòa Bình; HTX tiểu thủ công nghiệp tại huyện Mai Châu, Tân Lạc...

Đặc biệt, các HTX nông nghiệp liên kết theo chuỗi giá trị là hướng đi bền vững giúp nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập cho thành viên, đảm bảo khi tham gia chuỗi được chia sẻ quyền lợi, trách nhiệm, điều tiết cung cầu thị trường, truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Tiêu biểu như HTX Nông nghiệp và thương mại Mường Động (Kim Bôi) liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm quả có múi cho các thành viên; HTX dịch vụ chăn nuôi Tuấn Chuyền (Lạc Thủy) liên kết với 100 hộ vệ tinh để phát triển thương hiệu gà Lạc Thủy; HTX chăn nuôi lợn đen Mường Pa (Mai châu) liên kết với 147 hộ vệ tinh tại các xã: Cun Pheo, Xăm Khòe, Bao La để phát triển thương hiệu lợn đen Mường Pa....

Một số HTX đã mạnh dạn liên kết với doanh nghiệp, HTX ngoài tỉnh để tiêu thụ sản phẩm. HTX nông nghiệp hữu cơ V-ORGANIC, xã Quyết Chiến (Tân Lạc) phát triển là điển hình liên kết sản xuất theo chuỗi với HTX ở TP Hà Nội. Chị Cấn Thị Thùy Trang, Chủ tịch HĐQT HTX Nông nghiệp hữu cơ V-ORGANIC cho biết: Tổng diện tích sản xuất rau sạch của HTX gần 8 ha. Để tạo thị trường tiêu thụ ổn định, lâu dài, HTX liên kết với HTX Dịch vụ tổng hợp Đông Cao, xã Tráng Việt, huyện Mê Linh (Hà Nội). HTX Dịch vụ tổng hợp Đông Cao sẽ cử kỹ thuật giúp chúng tôi hướng dẫn lao động làm việc theo các quy trình, tiêu chuẩn sản xuất sạch và tiêu thụ toàn bộ sản phẩm. Tham gia sản xuất theo chuỗi giúp giảm 80% khó khăn về tìm kiếm thị trường để chú trọng vào sản xuất. Trung bình năng suất đạt 60 tấn/ha, giá bán khoảng 5.000 đồng/kg.

Đồng chí Trần An Định, Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh nhấn mạnh: Trong xu thế thị trường, các hộ cá thể phải liên kết với nhau để nâng quy mô sản lượng, chất lượng sản phẩm; liên kết giữa HTX với doanh nghiệp, hộ cá thể là xu thế tất yếu. Xu thế này được thể hiện rõ qua Nghị định số 98/2018/NĐ-CP, ngày 5/7/2018 về chính sách khuyến khích phát triển HTX liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Đặc biệt, trong chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2021- 2025, hình thức liên kết giữa HTX với doanh nghiệp, hộ cá thể là nhiệm vụ trọng tâm. Để thực hiện mục tiêu này, từ đầu năm 2020, Liên minh HTX tỉnh đã tổ chức nhiều hội nghị, tọa đàm để doanh nghiệp, HTX tìm hiểu liên kết với nhau. Năm 2022 đã tổ chức 8 cuộc gặp gỡ giúp doanh nghiệp, HTX nắm bắt nhu cầu, tiến tới ký hợp đồng thỏa thuận hợp tác.

Thời gian tới, Liên minh HTX tỉnh sẽ tổ chức 10 hội nghị chuyên ngành để các HTX, doanh nghiệp tìm hiểu, cùng liên kết; chỉ đạo cán bộ địa bàn bám sát HTX, đưa doanh nghiệp đến HTX tìm hiểu. Tập huấn, hướng dẫn cho HTX để tự xây dựng được kế hoạch, dự án liên kết sản xuất để giúp hộ dân, tổ hợp tác trong cộng đồng cùng tham gia hình thành chuỗi sản xuất.


Thu Thủy


Các tin khác


Doanh nghiệp trong xu thế kinh tế xanh

Trong những năm qua, Ðảng, Nhà nước rất quan tâm và tích cực thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững. Qua đó, ban hành nhiều chính sách định hướng phát triển kinh tế theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao chất lượng và hiệu quả đầu tư, chú trọng thu hút các dự án chất lượng cao. Tuy nhiên trên thực tế, ở Việt Nam, xu hướng phát triển kinh tế xanh mới chỉ đang ở xuất phát điểm.

Huyện Lạc Sơn khai thác tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội

(HBĐT) - Với tổng diện tích tự nhiên trên 58,7 nghìn ha, huyện Lạc Sơn có 24 đơn vị hành chính, trên 15 vạn dân, gồm nhiều dân tộc cùng sinh sống. Tỷ lệ hộ nghèo của huyện đến hết năm 2022 là 19,32%, có 10 xã đã về đích nông thôn mới. Tuy không thuộc vùng động lực của tỉnh nhưng huyện Lạc Sơn có những tiềm năng, lợi thế riêng để phát triển, như về giao thông có tuyến đường 12B đấu nối với quốc lộ 6 và đường Hồ Chí Minh đi qua. Tiềm năng đất đai của huyện dồi dào, thuận lợi phát triển nông, lâm nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Dân số trong độ tuổi lao động chiếm trên 60%, hàng năm có gần 1.300 học sinh tốt nghiệp THPT tham gia vào lực lượng lao động.

Giữ đà tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh khó khăn

Trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều bất ổn, kết quả tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước quý I năm 2023 ước tính đạt 3,32% so cùng kỳ khẳng định chính sách quản lý và điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương đã từng bước phát huy hiệu quả.

UBND tỉnh làm việc với Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc

(HBĐT) - Sáng 29/3, đoàn công tác Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) do ông Lee Sang Back, Tổng Giám đốc khu vực tư nhân tổ chức KOICA Hàn Quốc đã làm việc với UBND tỉnh về dự án Hợp tác công tư liên quan đến lĩnh vực giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng cộng thêm (REDD+). Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành.

Nông dân lao đao vì giá lợn hơi sụt giảm

(HBĐT) - Sau nhiều kỳ vọng sự ấm lên của thị trường tiêu thụ lợn, đến nay, giá lợn hơi vẫn chưa có dấu hiệu tăng, thậm chí tiếp tục đà giảm. Thời điểm này, sau mỗi lứa lợn bán ra, thứ mà người nông dân thu lại là những hẫng hụt, trăn trở...

 Đẩy mạnh cấp mã số vùng trồng, nâng cao chất lượng nông sản

(HBĐT) - Mã số vùng trồng (MSVT) là mã số định danh cho một vùng trồng trọt, nhằm giúp cơ quan chức năng và người tiêu dùng dễ dàng truy xuất nguồn gốc, xác định quy trình sản xuất của nông sản. Đây cũng là điều kiện tiên quyết để nông sản được xuất khẩu theo đường chính ngạch. Chính vì vậy, thời gian qua, ngành NN&PTNT và các địa phương trong tỉnh đã chủ động, tích cực hướng dẫn người dân xây dựng MSVT.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục