(HBĐT) - UBND tỉnh có Công văn số 1466/UBND-KTN, ngày 23/8/2022 về các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân các dự án sử dụng vốn ODA.


Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, chủ đầu tư (CĐT) dự án sử dụng vốn ODA thực hiện một số giải pháp sau:

(1) Nhóm giải pháp thúc đẩy việc triển khai thực hiện dự án để có khối lượng hoàn thành cho giải ngân. Đối với các sở, ban, ngành, CĐT: Tiếp tục quán triệt nghiêm túc các nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Tỉnh ủy, UBND tỉnh về đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công nói chung, vốn nước ngoài nói riêng; thực hiện kiểm tra, rà soát, giám sát, đôn đốc thực hiện kế hoạch vốn của các chủ dự án; kịp thời tháo gỡ ngay vướng mắc, khó khăn trong triển khai dự án và giải ngân; chỉ đạo tập trung đẩy mạnh giải ngân các dự án đầu tư có tiềm năng giải ngân, các dự án đã hoàn tất thủ tục đầu tư, công tác đấu thầu, phê duyệt hợp đồng. Phối hợp Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính để giải quyết các vướng mắc phát sinh.

Đối với các CĐT: Khẩn trương hoàn tất thủ tục về đầu tư, xây dựng, di dân tái định cư, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về đất đai, tài nguyên để triển khai thực hiện dự án; đẩy nhanh tiến độ thi công, chủ động điều phối, giám sát chặt chẽ công tác thực hiện dự án của các bên liên quan theo các nguồn vốn, bảo đảm việc thực hiện thông suốt; kịp thời phát hiện các vướng mắc để xử lý hoặc báo cáo UBND tỉnh xử lý theo thẩm quyền; xin ý kiến "không phản đối” của nhà tài trợ, đặc biệt là các tranh chấp hợp đồng (nếu có) để có khối lượng hoàn thành; chủ động báo cáo UBND tỉnh vướng mắc phát sinh trong từng khâu thực hiện dự án để có biện pháp xử lý kịp thời… 

 (2) Nhóm giải pháp liên quan đến điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công: Các CĐT rà soát, đánh giá chi tiết, cụ thể về khả năng giải ngân của từng dự án, báo cáo UBND tỉnh để điều chuyển kế hoạch vốn giữa dự án chậm giải ngân sang dự án có tiến độ giải ngân tốt, còn thiếu vốn. Đối với trường hợp không có khả năng hoàn thành khối lượng, phải cắt giảm, điều chỉnh kế hoạch vốn được giao: tổng hợp chính xác số liệu, nêu rõ nguyên nhân của từng dự án điều chỉnh giảm, có văn bản báo cáo UBND tỉnh để báo cáo Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính. Người đứng đầu các CĐT chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh đối với việc không giải ngân hết kế hoạch vốn đã được giao và cam kết giải ngân 100% phần kế hoạch vốn còn lại sau khi đã được điều chỉnh giảm.

(3) Nhóm giải pháp về điều chỉnh chủ trương đầu tư, điều chỉnh hiệp định vay. Đối với chương trình, dự án cần điều chỉnh chủ trương đầu tư: Các CĐT báo cáo UBND tỉnh để báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư, trên cơ sở đó phối hợp Bộ Tài chính để thực hiện thủ tục điều chỉnh thời hạn giải ngân, điều chỉnh phân bổ vốn theo các hiệp định vay đã ký (nếu có). Đối với dự án đề xuất sử dụng vốn dư: Khẩn trương hoàn thành thủ tục để giải ngân phần vốn dư sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

(4) Nhóm giải pháp kiểm soát chi, giải ngân. Các CĐT hoàn thiện hồ sơ thanh toán gửi Kho bạc Nhà nước để kiểm soát chi ngay sau khi có khối lượng hoàn thành, bảo đảm chi trong dự toán được phân bổ, chi đúng chế độ quy định; phối hợp Bộ Tài chính trong việc giải ngân đối với khối lượng đã được kiểm soát chi, không để tồn đọng, đặc biệt là các khoản hoàn chứng từ tài khoản đặc biệt. Các CĐT khẩn trương gửi đề nghị rút vốn đối với khối lượng đã được kiểm soát chi tới Bộ Tài chính để giải ngân theo quy định…


H.N (TH)

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục