Công trường Nhà máy thủy điện Sơn La.

Công trường Nhà máy thủy điện Sơn La.

Trong điều kiện suy thoái kinh tế toàn cầu nghiêm trọng, việc Việt Nam năm 2009 đạt mức tăng trưởng GDP 5,32%; lạm phát dưới 7%; các nhà tài trợ thế giới cam kết hỗ trợ ODA cho Việt Nam hơn tám tỷ USD trong năm 2010 (đạt mức cao nhất từ trước tới nay), thu hút FDI đạt hơn 21 tỷ USD; tỷ lệ hộ nghèo từ 13% giảm xuống còn 11%; giải quyết việc làm cho 1,5 triệu người..., theo giới

phân tích nước ngoài, đó là một kỳ tích.

Năm 2009, nền kinh tế nước ta gặp nhiều khó khăn do tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới. Tuy nhiên, với sự điều hành chặt chẽ, quyết liệt, có hiệu quả, Chính phủ đã thực hiện có kết quả mục tiêu tổng quát mà T.Ư Ðảng, Quốc hội đã đề ra cho cả năm 2009. Cụ thể là, đã ngăn chặn được đà suy giảm kinh tế; bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và các cân đối lớn của nền kinh tế; trong khó khăn, vẫn huy động được nguồn lực đáng kể để đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, phát triển kết cấu hạ tầng và tái cấu trúc nền kinh tế; Chính phủ tiếp tục quan tâm và thu được những kết quả tích cực trong cải cách thủ tục hành chính, phòng, chống tham nhũng; bảo đảm quốc phòng - an ninh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; tăng cường công tác đối ngoại.

Các chuyên gia trong nước đã khẳng định, kinh tế nước nhà đã vượt qua giai đoạn đáy suy thoái và đang có xu hướng phục hồi. Giới phân tích nước ngoài đánh giá chúng ta đã làm được kỳ tích: đạt mức tăng trưởng GDP 5,32%, trong thời điểm kinh tế toàn cầu suy thoái; lạm phát dưới 7%, trong điều kiện Chính phủ phải triển khai nhiều chính sách kích thích kinh tế; các nhà tài trợ thế giới cam kết hỗ trợ ODA cho Việt Nam hơn 8 tỷ USD trong năm 2010 (đạt mức cao nhất từ trước tới nay), thu hút FDI đạt hơn 21 tỷ USD trong khi kinh tế thế giới chưa có sự phục hồi rõ ràng; tỷ lệ hộ nghèo từ 13% giảm xuống còn 11%; giải quyết việc làm cho 1,5 triệu người...

Ðạt được thành tựu nêu trên trong năm 2009, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ đã có nhiều cải tiến. Chính phủ đã bám sát diễn biến, đánh giá đúng tình hình thế giới và trong nước, xác định đúng mục tiêu và nhiệm vụ, chuyển hướng kịp thời, quyết sách nhanh nhạy, trên cơ sở đó chỉ đạo, điều hành một cách tập trung, quyết liệt, liên tục, cụ thể, ứng biến và sáng tạo. Hoạt động chỉ đạo điều hành vừa tập trung thực hiện nhiệm vụ trọng tâm là khôi phục đà tăng trưởng, giữ ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, vừa mang tính hệ thống, toàn diện và đồng bộ. Nhằm đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài, thực hiện sự phát triển bền vững, Chính phủ một mặt chú trọng phát triển kinh tế, duy trì tăng trưởng kết hợp với việc giải quyết các vấn đề xã hội, bảo đảm an sinh xã hội. Mặt khác, tập trung giải quyết các vấn đề trung và dài hạn như điều chỉnh mô hình tăng trưởng, chú trọng xây dựng và cải cách thể chế, đầu tư cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực, chú ý hơn việc bảo vệ môi trường. Ðây chính là những trụ cột chủ yếu để thực hiện mục tiêu tăng trưởng nhanh và bền vững. Sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ trong năm 2009 mang tính linh hoạt, ứng biến, theo sát diễn biến tình hình trong nước và thế giới. Cùng với việc chỉ đạo, điều hành nhằm thực hiện các nhiệm vụ kinh tế-xã hội thường xuyên đã được xác định, Chính phủ cũng đã chỉ đạo các ngành, các cấp phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, tập trung giải quyết nhiều vấn đề đột xuất, phát sinh như: Phòng, chống cúm A (H1N1); phòng, chống và khắc phục hậu quả các cơn bão số 9, số 11; chấn chỉnh và tăng cường hoạt động của các thị trường; tổ chức tốt một số sự kiện trong nước và các hoạt động đối ngoại quan trọng ...

Năm 2010, mục tiêu tổng quát của kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội đã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XII là: Nỗ lực phấn đấu, phục hồi tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mức cao hơn năm 2009, tăng tính ổn định kinh tế vĩ mô; nâng cao chất lượng tăng trưởng; ngăn chặn lạm phát cao trở lại; tăng khả năng bảo đảm an sinh xã hội; chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế quốc tế; giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội; bảo đảm yêu cầu quốc phòng, an ninh; phấn đấu đạt mức cao nhất các chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2006 - 2010. Ðể thực hiện mục tiêu tổng quát nêu trên, Chính phủ đã đề ra tám giải pháp chủ yếu, đó là: Phục hồi kinh tế, chuyển dịch cơ cấu và nâng cao chất lượng tăng trưởng; Ðiều hành chính sách tài chính, tiền tệ linh hoạt, thận trọng để bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát nhập siêu, ngăn chặn lạm phát cao trở lại; Ðẩy mạnh phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, khoa học công nghệ; Tạo chuyển biến trong công tác chăm sóc sức khỏe, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân; Bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội; Tăng cường công tác bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu; Nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự an toàn xã hội; Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đẩy mạnh cải cách hành chính, phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Trên cơ sở bài học kinh nghiệm chỉ đạo, điều hành năm 2009, tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ cuối năm 2009, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các thành viên Chính phủ tập trung thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ đã được phân công, đặc biệt nhấn mạnh năm nhiệm vụ cần lưu ý trong chỉ đạo, điều hành của Chính phủ trong năm 2010, đó là: Cần làm tốt chức năng quản lý nhà nước, tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình chỉ đạo điều hành hoạt động cụ thể, tăng cường trách nhiệm của các thành viên Chính phủ trước Ðảng, Nhà nước và nhân dân, hoàn thành chức năng nhiệm vụ của mỗi thành viên Chính phủ; Chính phủ và các thành viên Chính phủ phải bám sát thực tiễn, làm tốt hơn công tác dự báo tình hình chung cũng như của các bộ, ngành, linh hoạt điều chỉnh mục tiêu cho sát thực tế. Chỉ đạo điều hành sâu sát, quyết liệt hơn nhưng cũng cần lắng nghe để đưa ra được các chính sách thích hợp; năng động sáng tạo trên cơ sở giữ đúng nguyên tắc, đúng pháp luật, phối hợp tốt hơn giữa các bộ, ngành, đoàn kết, chung sức, chung lòng cùng hoàn thành nhiệm vụ. Làm tốt hơn công tác thông tin, thông tin đầy đủ tạo điều kiện để nhân dân biết và hiểu đúng các vấn đề phát sinh trong thực tiễn của đất nước. Các cơ quan báo chí phải vì lợi ích chung, vì lợi ích của đất nước mà thông tin đầy đủ và chính xác, góp phần tạo sự đồng thuận cao trong xã hội.
 
 
                                     Theo ND

Các tin khác


UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp 

Chiều 16/4, Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh phối hợp tổ chức Hội nghị kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp tỉnh. Đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, Agribank chi nhánh tỉnh và Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh chủ trì hội nghị.

Thúc đẩy tạo sinh kế cho nông dân dưới tán rừng

Sau một thời gian triển khai, Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại giai đoạn II (Chương trình FFF II) do Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên hợp quốc (FAO) tài trợ tiếp tục phát huy hiệu quả. Các mô hình phát triển rừng gỗ lớn, trồng cây nông nghiệp hữu cơ, nông lâm kết hợp được nhân rộng. Đặc biệt, nhiều nông dân đã thay đổi tư duy, biết tận dụng đất rừng vốn có để nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích.

Huyện Lạc Thủy: Siết chặt quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Những năm qua, UBND huyện Lạc Thủy thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trên cơ sở chấp hành đúng, đầy đủ quy định pháp luật, góp phần vào sự phát triển kinh tế của địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục