Tại cuộc họp giao ban báo chí vừa qua, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Văn Hiếu cho biết: mặc dù tháng 3 không là tháng Tết nhưng sẽ còn chịu nhiều tác động của yếu tố bất lợi. Việc tăng giá xăng ngày 21/3 sẽ tác động vào CPI khoảng 0,01%, tăng giá điện từ 1/3 sẽ tác động vào CPI 0,16%, ngoài ra tác động của giá sữa, giá thức ăn chăn nuôi…

 

 Với 5 biện pháp kiềm chế, liệu giá cả có tăng ??? Ảnh: PT

Tính chung, các mặt hàng ảnh hưởng tăng CPI khoảng 0,4%. Đó là chưa tính tới giá một số loại hàng hóa nguyên liệu nhập khẩu vẫn có xu hướng tăng nhẹ, giá hàng hóa, dịch vụ Tết hiện nay vẫn ở mức cao trong kỳ tính chỉ số giá; tác động điều chỉnh tỷ giá USD/VND đối với hàng nhập khẩu…

Theo ông Hiếu, do tháng 2 là tháng “gánh” trọn dịp Tết Nguyên đán, thị trường diễn ra khá sôi động, giá cả hàng hóa Tết (như các loại thực phẩm chế biến, thực phẩm tươi sống, đồ uống, bánh mứt kẹo…) tuy có tăng nhưng không có sự đột biến mà được điều chỉnh tăng dần từ khoảng hơn 1 tháng trước Tết. Sự tăng giá này ngoài nguyên nhân do nhu cầu hàng hóa tăng mạnh vào dịp Tết còn do tác động của các chi phí sản xuất lưu thông (nguyên liệu đầu vào, xăng dầu, chất đốt…) tăng cao hơn. Ngoài ra, đối với các mặt hàng rau, củ, quả do thông tin về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm không bảo đảm nên người dân có xu hướng chuyển sang tiêu thụ các sản phẩm trong nước, vì vậy đã đẩy giá các mặt hàng này tăng cao hơn vào dịp Tết với mức tăng 20-50% so với trước Tết.

Vì thế, về chính sách thị trường trong thời gian tới các chuyên gia kinh tế cho rằng phải tập trung hoàn thiện thể chế cạnh tranh; quan trọng là phải kiểm tra, kiểm soát được giá cả, nhất là các mặt hàng trong diện bình quản lý giá trên thị trường. Vì khả năng nhiều mặt hàng lấy lý do tăng giá xăng, giá điện “té nước theo mưa” có thể xảy ra. Tuy nhiên, việc kiểm tra, kiểm soát đối với hàng hóa trong các trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng… còn có khả năng nhưng tại các chợ thì vẫn trong tình trạng “vô phương kiểm soát” bởi lực lượng quản lý thị trường quá mỏng. Không những thế, các lực lượng chức năng phải khẩn trương chủ động rà soát cân đối cung - cầu các loại hàng hóa thiết yếu phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước như: gạo, xăng dầu, phân bón, xi măng, sắt thép; chủ động, kịp thời can thiệp thị trường hoặc trình cấp có thẩm quyền các giải pháp ứng phó trong trường hợp cần thiết để bảo đảm không xảy ra tình trọng khan hiếm hàng hóa, gây tăng giá đột biến, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của người dân.

Riêng đối với chính sách giá, Bộ Tài chính cũng đã đưa ra 5 giải pháp quan trọng, trong đó tập trung vào việc thực hiện nhất quán cơ chế giá thị trường có sự quản lý của nhà nước, tránh hiện tượng neo giá để giá cả của những hàng hoá ở mức cao bất hợp lý, bất chấp sự giảm giá trên thị trường thế giới hoặc "đông giá" tại thị trường trong nước quá thấp. Bên cạnh đó, cần tiếp tục thực hiện có hiệu quả với việc kiểm soát hàng hoá, dịch vụ độc quyền; khuyến khích cạnh tranh về giá. Hơn nữa, kiểm tra chặt chẽ các phương án giá, mức giá, bình ổn giá, đăng ký giá, kê khai giá những hàng hoá, dịch vụ được Nhà nước sử dụng ngân sách để đặt hàng phục vụ các chương trình, mục tiêu quốc gia. Ngoài ra, cần tiếp tục mở rộng cơ chế đấu thầu, đấu giá, thẩm định giá đối với hàng hoá, dịch vụ mua sắm từ nguồn ngân sách. Đáng chú ý là tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường chống buôn lậu, gian lận thương mại, gian lận thuế, đấu tranh chống mọi hiện tượng đầu cơ nâng giá bất hợp lý.../.

                                                                           Theo Báo ĐCSVN

Các tin khác


Huyện Mai Châu chủ động phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi

Thời tiết đang chuyển sang nắng nóng, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các loại dịch bệnh trên đàn vật nuôi. UBND huyện Mai Châu đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp các địa phương chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống, giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh gây ra cho đàn vật nuôi.

Quý I, giải ngân vốn đầu tư công ước đạt 15% kế hoạch

Kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước năm 2024 của tỉnh Hòa Bình được Thủ tướng Chính phủ giao 3.430,661 tỷ đồng. Số vốn được HĐND tỉnh thông qua là 3.763,925 tỷ đồng và đã được UBND tỉnh giao chi tiết đến các dự án đạt 100% kế hoạch vốn giao.

Xuất khẩu trên 7 tấn ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc

Ngày 28/3, Sở NN&PTNT phối hợp với Công ty TNHH Đầu tư thương mại Tiến Ngân - TP Hòa Bình (Công ty Tiến Ngân); Công ty Tomas Trade Co.ltd (Hàn Quốc) tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả chuỗi sản xuất - xuất khẩu sản phẩm ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc và xuất khẩu 7,5 tấn ớt muối chua sang thị trường này.

Tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập và hợp tác quốc tế

Chiều 28/3, tại Sở Thông tin và Truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập và hợp tác quốc tế. Dự hội nghị có đồng chí Triệu Minh Long, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Thông tin và Truyền thông.

Huyện Kim Bôi dồn sức thực hiện công tác quy hoạch

"Hiện nay, huyện Kim Bôi đang tổ chức lập 23 đồ án quy hoạch (ĐAQH) gồm: ĐAQH chung đô thị Bo huyện Kim Bôi đến năm 2045; 20 ĐAQH phân khu và 1 ĐAQH chi tiết; UBND các xã tổ chức lập 12 ĐAQH chi tiết điểm dân cư nông thôn. Huyện xác định, sau khi được phê duyệt, các đồ án nói trên sẽ thúc đẩy phát triển KT-XH, làm cơ sở để kêu gọi, thu hút đầu tư, là công cụ pháp lý quan trọng để quản lý và huy động các nguồn lực phát triển...”- đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết.

3 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu tăng 36,39% so với cùng kỳ

Theo báo cáo của UBND tỉnh, kim ngạch xuất khẩu tháng 3 của tỉnh ước đạt 160,596 triệu USD, tăng 0,65% so với tháng trước; lũy kế 3 tháng đầu năm đạt 477,568 triệu USD, tăng 36,39% so với cùng kỳ, thực hiện 23,88% kế hoạch năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục