Nhiều nhà máy phải cử nhân viên đi các nơi lùng sục tìm mua nguyên liệuTình trạng thiếu nguồn tôm nguyên liệu đang diễn ra khá phổ biến tại các nhà máy chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng và Cà Mau. Trong khi đó, các doanh nghiệp chế biến cá tra ở Cần Thơ, An Giang, Vĩnh Long và Đồng Tháp cũng đang đối mặt với bài toán thiếu nguyên liệu.


Nhiều nhà máy chế biến tôm ở Bạc Liêu đang thiếu nguyên liệu trầm trọng. Ảnh: KHÁNH CHÂU


Phải chuyển hướng sản xuất


Mặc dù hiện tại toàn tỉnh Bạc Liêu có trên 110.000 ha nuôi tôm nhưng chủ yếu là mô hình tôm nuôi quảng canh, thu hoạch theo kiểu thu tỉa thả bù nên nguồn cung tôm sú không đáng kể. Nguồn nguyên liệu ít ỏi này hiện tại đang đứng trước nguy cơ mất trắng cả mùa vụ do tình hình nắng nóng, khô hạn kéo dài cộng với việc thiếu nước mặn nên số diện tích nuôi bị thiệt hại cứ tăng dần theo mỗi ngày. Hiện đã có trên 11.000 ha tôm nuôi bị chết trắng do thiếu nước, nắng nóng. Trong khi đó, người nuôi tôm theo mô hình công nghiệp, bán công nghiệp lại chưa dám mạnh dạn thả giống do thời tiết không thuận lợi.


Trước tình hình thiếu trầm trọng nguồn tôm nguyên liệu, nhiều nhà máy chế biến thủy sản buộc phải chuyển hướng sang một số loài thủy sản khác để tạm duy trì sản xuất. Ông Quách Văn Đua, Giám đốc Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu tổng hợp Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu, cho biết: “Giải pháp thay thế của công ty chúng tôi là chuyển hướng sang sản xuất tôm thẻ chân trắng và tôm chì... Đối với các hợp đồng cung cấp tôm sú còn hiệu lực, công ty buộc lòng phải đàm phán với khách hàng để có thể kéo dài thêm thời gian, chờ gom đủ hàng”. Đây cũng là tình trạng chung của các nhà máy, xí nghiệp chế biến thủy sản nằm trên địa bàn tỉnh Cà Mau và Sóc Trăng. Cũng do nguồn cung thiếu nên vài tháng gần đây, giá tôm nguyên liệu liên tục được đẩy lên cao.


Cá tra cũng gặp... hạn


Một số vùng nuôi cá tra nguyên liệu ở ĐBSCL những ngày qua đang đối mặt với tình trạng khó khăn do nắng nóng gây ra. Nắng nóng gay gắt khiến nước trong ao nuôi bốc hơi nhanh, nhiệt độ nước biến động theo chiều hướng bất lợi. Nước ao bị bẩn nhanh do phần thừa của thức ăn bị ô nhiễm gây ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của cá tra. Trước thực trạng đó, chủ nuôi phải đối phó bằng cách thường xuyên bơm, xả bảo đảm đủ nước sạch, mát để cá tra không bị bệnh. Tuy nhiên, điều này cũng khó thực hiện lâu dài vì hầu hết các vùng nuôi lấy nguồn nước từ các kênh rạch.

Trong khi đó, vào những ngày này nhiều con kênh cũng kiệt nước do hạn hán. Tại vùng nuôi Thới Thuận, nay thuộc xã Thuận An, quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ, công nhân thay phiên nhau thường xuyên rảo quanh bờ ao để kiểm tra. Dưới cái nóng rát bỏng da người, anh Quý, công nhân làm việc cho một chủ nuôi ở đây, cho biết cá thường bị lờ đờ nổi trên mặt nước gặp khi trời nắng gắt. Nhiều khi công nhân phải thức trắng đêm làm việc và gần như ngày nào cũng phải bơm, xả nước ao nuôi, vậy mà cá vẫn bị bệnh. Ông Lê Chí Bình, Phó Chủ tịch Hội Nghề nuôi và chế biến thủy sản tỉnh An Giang, xác nhận: Tình trạng tương tự cũng đang xảy ra ở một số vùng nuôi cá tra nguyên liệu như huyện Châu Phú, Chợ Mới, Phú Tân..., tỉnh An Giang.


Hiện nay, nhiều nhà máy chế biến cá tra đang đứng trước nguy cơ đóng cửa vì không tìm ra nguồn nguyên liệu đáp ứng sản xuất mặc dù đã tung lực lượng thu mua tỏa ra nhiều nơi. Giám đốc một công ty xuất khẩu cá tra ở khu tiểu thủ công nghiệp Mỹ Quý, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang than thở: “Khách đặt hàng liên tục nhưng chúng tôi chưa dám ký hợp đồng vì nhà máy đang “đói” nguyên liệu. Ký thì mạo hiểm quá vì nếu không có hàng để giao sẽ phải bồi thường, còn không ký sẽ bị mất khách, ảnh hưởng uy tín công ty”. Vị giám đốc này cũng thừa nhận nhiều hôm nhà máy chỉ bố trí cho công nhân sản xuất cầm chừng vào buổi sáng, nếu không mua được cá chắc sẽ phải tạm đóng cửa trong vài tháng tới.

 

                                                                                     Theo Báo NLĐ

Các tin khác


Huyện Lạc Thuỷ huy động trên 137 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Thuỷ, trong quý I/2024, tổng nguồn vốn huy động thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện là 137,3 tỷ đồng.

Huyện Mai Châu chủ động phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi

Thời tiết đang chuyển sang nắng nóng, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các loại dịch bệnh trên đàn vật nuôi. UBND huyện Mai Châu đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp các địa phương chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống, giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh gây ra cho đàn vật nuôi.

Quý I, giải ngân vốn đầu tư công ước đạt 15% kế hoạch

Kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước năm 2024 của tỉnh Hòa Bình được Thủ tướng Chính phủ giao 3.430,661 tỷ đồng. Số vốn được HĐND tỉnh thông qua là 3.763,925 tỷ đồng và đã được UBND tỉnh giao chi tiết đến các dự án đạt 100% kế hoạch vốn giao.

Xuất khẩu trên 7 tấn ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc

Ngày 28/3, Sở NN&PTNT phối hợp với Công ty TNHH Đầu tư thương mại Tiến Ngân - TP Hòa Bình (Công ty Tiến Ngân); Công ty Tomas Trade Co.ltd (Hàn Quốc) tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả chuỗi sản xuất - xuất khẩu sản phẩm ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc và xuất khẩu 7,5 tấn ớt muối chua sang thị trường này.

Tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập và hợp tác quốc tế

Chiều 28/3, tại Sở Thông tin và Truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập và hợp tác quốc tế. Dự hội nghị có đồng chí Triệu Minh Long, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Thông tin và Truyền thông.

Huyện Kim Bôi dồn sức thực hiện công tác quy hoạch

"Hiện nay, huyện Kim Bôi đang tổ chức lập 23 đồ án quy hoạch (ĐAQH) gồm: ĐAQH chung đô thị Bo huyện Kim Bôi đến năm 2045; 20 ĐAQH phân khu và 1 ĐAQH chi tiết; UBND các xã tổ chức lập 12 ĐAQH chi tiết điểm dân cư nông thôn. Huyện xác định, sau khi được phê duyệt, các đồ án nói trên sẽ thúc đẩy phát triển KT-XH, làm cơ sở để kêu gọi, thu hút đầu tư, là công cụ pháp lý quan trọng để quản lý và huy động các nguồn lực phát triển...”- đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục