Các nhà thầu đang đẩy nhanh tiến đột hi công đường 433, Đà Bắc trước mùa mưa lũ.

Các nhà thầu đang đẩy nhanh tiến đột hi công đường 433, Đà Bắc trước mùa mưa lũ.

(HBĐT) - Đoạn Quản lý đường bộ I thuộc Sở GTVT có nhiệm vụ quản lý trên 300 km đường giao thông trong tỉnh, tập trung hầu hết các tuyến đường vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa.

 

Những năm gần đây, nguồn vốn sửa chữa thường xuyên được cấp chỉ đạt bình quân 38% định ngạch đối với đường TƯ ủy thác và 45% đối với đường địa phương, trong khi đó các tuyến đường vùng cao địa chất yếu, chưa đồng bộ về hạ tầng, thường xuyên xảy ra sạt lở vào mùa mưa lũ. Đây là những khó khăn cho công tác duy tu, sửa chữa thường xuyên và bảo đảm an toàn giao thông của Đoạn QLĐB 1.

 

Giám đốc Đoạn QLĐB I Lê Xuân Cử cho biết: Cùng với công tác duy tu sửa chữa thường xuyên, năm nay, Đoạn đã sớm kiện toàn BCH và triển khai công tác PCLB, bảo đảm giao thông, chỉ đạo các hạt trực thuộc xây dựng phương án PCLB sát với điều kiện thực tế trên các tuyến đường được giao quản lý. Đoạn đã chỉ đạo các hạt giao thông kiểm tra, rà soát các tuyến đường vùng cao, xác định các vị trí ngầm tràn, cầu cống thường xuyên xảy ra ngập úng, các điểm xung yếu hay xảy ra sạt lở và mùa mưa lũ làm ách tác giao thông như trên tuyến 433- Đà Bắc- Suối Nánh, ngầm Cang, ngầm Suối Láo, tuyến Bình Thanh- Thung Nai, Vạn Mai- Săm Khoè, QL 12 B Tân Lạc - Yên Thủy...  Đến nay, Đoạn QLĐB I đã giao cho các hạt giao thông xây dựng và triển khai các phương án PCLB, bảo đảm giao thông cụ thể và chi tiết. Các hạt giao thông đang tích cực sửa chữa các hạng mục vừa và nhỏ, sơn sửa cọc tiêu, biển báo, phát quang, cắt tỉa cành cây tại những vị trí đường cong hẹp bị che khuất tầm nhìn, khơi thông dòng chảy hạn chế sự xuống cấp của các tuyến đường. Các máy móc, thiết bị, vật tư, vật liệu dự phòng cũng đang được tập kết tại các điểm trọng yếu để xử lý những ách tác giao thông kéo dài trong mùa mưa lũ, bố trí 2 xe công vụ ứng trực tại Văn phòng, 4 xe tải tại văn phòng và tại km 1 dốc Cun- QL 6, cùng các loại máy xúc, máy san, máy ủi có thể cơ động khi và phản ứng nhanh khi xảy ra sự cố ách tắc giao thông. Đoạn đã có phương án huy động các phương tiện bên ngoài để kịp thời xử lý sự cố. Về vật tư vật liệu dự phòng, Đoạn đã chuẩn bị 100 rọ thép, và bộ cầu vượt gồm 6 thanh dầm tại văn phòng đoạn và 200 m3  đá hộc tại hạt giao thông Yên Thủy, cung De và cung Mường Chùa trên QL 12 B; 200 m3   đá tại cung Tày Măng đường 433. Hiện nay, Đoạn đã xây dựng được tổ xung kích hơn 100 người được định biên ở các hạt giao thông và văn phòng Đoạn để ứng cứu khi có sự cố ách tác giao thông xảy ra. Phó Ban Thường trực PCLB Nguyễn Lê Hòa cho biết: Đơn vị đã xây dựng và duy trì có hiệu quả quy chế khoán quản, gắn quyền lợi với trách nhiệm của người lao động, giảm thiểu những sự xuống cấp của hệ thống giao thông trong tỉnh. Ban chỉ đạo PCLB của Đoạn QLĐB 1 đang tổ chức ứng trực 24/24 giờ theo dõi sát sao diễn biến thời tiết, cập nhật thông tin nhanh chóng về tình trạng lũ bão trên các tuyến giao thông vùng cao được giao nhiệm vụ quản lý để chỉ đạo công tác khắc phục nhanh nhất những sự cố sạt lở, ngập úng làm ách tắc giao thông; xây dựng phương án phân luồng đi Sơn La, Lai Châu và ngược lại khi được cấp trên điều động; đồng thời phối hợp chặt chẽ với các nhà thầu đang tổ chức thi công trên tuyến triển khai phương án PCLB bảo đảm giao thông thông suốt trong mọi tình huống.  

 

                                                                            Lê Chung

 

Các tin khác


Huyện Lương Sơn: Hiệu quả bước đầu từ mô hình trồng cỏ ngọt

Được triển khai thực hiện tháng 9/2023 với quy mô diện tích khoảng 2ha tại xóm Trại Hòa, xã Cao Sơn (Lương Sơn), đến nay, mô hình trồng cây cỏ ngọt bước đầu cho thấy hiệu quả. Cây cỏ ngọt sinh trưởng, phát triển tốt, phù hợp điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, được kỳ vọng là loại cây trồng giúp nhiều nông dân phát triển kinh tế hiệu quả.

Xây dựng thương hiệu gà Quyết Thắng

Là một trong những "thủ phủ” chăn nuôi gà ri lớn nhất của huyện Lạc Sơn, xã Quyết Thắng quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm xây dựng gà ri trở thành sản phẩm OCOP đặc trưng của địa phương, đưa chăn nuôi gà ri thành ngành kinh tế mũi nhọn, giúp người dân cải thiện thu nhập, giảm nghèo bền vững. Đồng thời giải quyết việc làm cho lao động địa phương, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Quý I, tổng Quỹ Hỗ trợ nông dân đạt trên 63,5 tỷ đồng

Trong quý I/2024, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh tích cực phối hợp với Hội Nông dân các huyện, thành phố tổ chức giải ngân vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân từ nguồn ngân sách của tỉnh cấp năm 2024.

3 tháng, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.306 tỷ đồng

Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, thu ngân sách Nhà nước của tỉnh ước thực hiện hết tháng 3/2024 đạt 1.306 tỷ đồng, bằng 32% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 23% so với chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh và bằng 153% so với cùng kỳ.

Toàn tỉnh có gần 5 nghìn lồng nuôi cá

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, tình hình sản xuất thủy sản trong tỉnh ổn định. Hiện toàn tỉnh có diện tích nuôi cá ao, nuôi cá ruộng là 2.695 ha (nuôi kết hợp ở các hồ thủy lợi 1,2 nghìn ha); số lồng nuôi cá có 4.987 lồng. Trong 3 tháng đầu năm 2024, sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.472 tấn; các cơ sở sản xuất được 9 triệu con cá giống các loại phục vụ cho sản xuất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục