Mặc dù Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã có Công điện hỏa tốc gửi điện lực các địa phương yêu cầu dừng ngay việc tiết giảm, cắt điện luân phiên từ 1/7 (trừ những trường hợp có sự cố), nhưng trên thực tế, việc cung cấp điện vẫn liên tục bị gián đoạn.

 

Trong những ngày nắng nóng gay gắt vừa qua (từ 2/7), nhiều khu dân cư của Hà Nội lại chịu cảnh mất điện đột ngột và kéo dài. Khi được hỏi nguyên nhân, ngành điện lập tức đưa ra câu trả lời vắn tắt: Vì sự cố bất thường…

Trong ngày nắng nóng, các trạm biến áp luôn quá tải vì nhu cầu sử dụng tăng đột biến.

1h30' đêm ngày 6, rạng sáng 7/7, tiếng động cơ xe máy, tiếng trẻ con khóc, xen lẫn tiếng người lớn láo nháo gọi nhau ở cả một khu vực rộng lớn của phường Định Công (quận Hoàng Mai). Nguyên nhân là do, việc mất điện đã kéo dài cả tiếng đồng hồ, khiến nhiều người dân không thể chịu đựng tiếp cái nóng, phải đi lánh nạn.

Không chỉ ở Hoàng Mai, nhiều khu dân cư ở quận Hà Đông, Tây Hồ, Ba Đình… cũng lâm cảnh khốn đốn vì bị cắt điện trong đêm. Khi điện bị cắt, các cuộc gọi tới tấp về số điện thoại đường dây nóng của điện lực Hà Nội: 22222000, nhưng số máy này liên tục báo bận.

Lúc liên lạc thông suốt, điện thoại viên bắt máy và câu đưa ra lời giải thích khá dễ dàng: do sự cố. Khi khách hàng đề nghị đấy là sự cố gì, điện thoại viên nêu nhiều lý do khá chung chung: đứt cáp, cháy đường dây… "Sự cố" nối dài trong các ngày từ 2 đến 7/7, khiến người dân lại tiếp tục điêu đứng vì mất điện giữa cao điểm nắng nóng.

Theo ghi nhận của PV, "sự cố" chỉ là một cách lý giải để xoa dịu mối bức xúc của người dân, còn nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng mất điện trong ngày nắng nóng (dù đã nhận được lệnh cấm cắt) là do thiếu điện trầm trọng trên toàn hệ thống.

Tổng Công ty Điện lực Hà Nội (EVN Hà Nội) cho biết, toàn địa bàn thành phố đang tiêu thụ chừng 33 đến 35 triệu kWh/ngày, chiếm xấp xỉ 15% sản lượng điện cả hệ thống. Cao điểm, lượng điện tiêu thụ lên tới 40 triệu kWh/ngày, vượt quá năng lực sản xuất của toàn ngành.

Bà Nguyễn Hoàng Anh, người phát ngôn EVN Hà Nội công nhận: Đúng là có thời điểm, điện vẫn mất ở các khu dân cư dù hệ thống nơi đó không hoàn toàn gặp phải sự cố nào. Đơn giản, nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng quá mạnh, khiến thiết bị của các trạm biến áp tự động ngắt mạch.

EVN cũng than, tính chung cả nước, nhu cầu sử dụng điện những ngày nắng nóng tăng lên 295 triệu kWh, trong khi khả năng cung ứng mới xấp xỉ 275 triệu kWh/ngày. Vì thế, chuyện cắt điện là đương nhiên, nằm ngoài tầm kiểm soát của cả EVN và điện lực các địa phương.

Quá mệt mỏi vì phải hứng chịu những bất bình của dư luận suốt thời gian qua, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Điện lực Việt Nam mong muốn nhận được sự cảm thông từ phía khách hàng. Ông Đào Văn Hưng tha thiết: Đề nghị khách hàng giúp đỡ ngành điện bằng cách hạn chế tối đa nhu cầu sử dụng các thiết bị không cần thiết, nhất là trong giờ cao điểm. Bởi các nguồn điện mới có được đưa vào khai thác hết công suất, điện vẫn thiếu vì trong những năm tới đây, cầu luôn vượt quá cung…

 

                                                                               Theo CAND

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục