Người dân Tiến Sơn đang từng bước thoát nghèo vững chắc, ổn định cuộc sống và lên làm giàu ngay trên quê hương mình

Người dân Tiến Sơn đang từng bước thoát nghèo vững chắc, ổn định cuộc sống và lên làm giàu ngay trên quê hương mình

(HBĐT) - Cuối năm 2008, toàn xã Tiến Sơn, huyện Lương Sơn có đến gần 60% hộ nghèo, nhưng đến nay, con số này đã giảm xuống chỉ còn hơn 10%. Tích cực thâm canh, gối vụ, áp dụng tiến bộ KH – KT vào sản xuất cũng như phát huy được nguồn lao động dồi dào của địa phương, Tiến Sơn đang có những bước tiến vững chắc trên con đường thoát nghèo.

 

Tiến Sơn là xã 135 đặc biệt khó khăn của huyện Lương Sơn, có 5 xóm với hơn 800 hộ, trên 4.000 khẩu. Đời sống của bà con chỉ trông vào nông nghiệp, nhưng do ruộng ít, năng suất thấp nên tình trạng thiếu đói trong những ngày giáp hạt vẫn diễn ra. Thời kỳ trước những năm 2000, lâm nghiệp chưa được chú trọng, Tiến Sơn đã bỏ phí một nguồn tiềm năng rất lớn là hơn 500 ha đất rừng. Khi phong trào trồng rừng lan rộng ở các xã lân cận, đến khoảng năm 2002, 2003 Tiến Sơn mới bắt đầu vào phát triển phong trào trồng rừng một cách mạnh mẽ. Công tác giao đất, giao rừng được triển khai đến từng hộ gia đình, thay đổi tập quán đốt rừng làm nương của xóm người Dao Suối Bến. Tỷ lệ bao phủ rừng của Tiến Sơn đã đạt trên 70% và bảo vệ được hơn 100 ha rừng phòng hộ. Đến nay, bà con đã bắt đầu có những khoản thu đáng kể từ trồng rừng.

 

Cùng với việc tận dụng diện tích đất trống, đồi núi trọc để phát triển trồng rừng thì những năm gần đây Tiến Sơn đã rất chú trọng việc áp dụng tiến bộ KH – KT vào sản xuất nông nghiệp. UBND xã đã phối hợp với phòng Nông nghiệp, Trạm bảo vệ thực vật, Khuyến nông - khuyến lâm huyện… tổ chức các lớp chuyển giao khoa học kĩ thuật. Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thâm canh gối vụ tăng năng suất. Mở mang một số nghề phụ như: mây tre đan…. Công tác tiêm phòng dịch bệnh cho đàn gia súc được đẩy mạnh, đảm bảo nhiều năm liền không có dịch bệnh xảy ra trên địa bàn.

 

Song song với việc phát huy những tiềm năng sẵn có của địa phương, Tiến Sơn đã làm tốt công tác xây dựng và kêu gọi các nguồn quĩ, tạo vốn phát triển kinh tế cho bà con. Tất cả các đoàn thể của xã như: Hội Phụ nữ, Hội CCB, Đoàn Thanh niên…đều đã xây dựng được quỹ giúp hội viên thoát nghèo. Chị Nguyễn Thị Sáu - Chủ tịch Hội phụ nữ xã cho biết: “Hội dùng nhiều hình thức để xây dựng và có kế hoạch sử dụng quĩ hiệu quả. Ưu tiên cho các chị hội viên nghèo vay vốn và thường xuyên theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ chị em phát huy nguồn vốn.” Đẩy mạnh phong trào phụ nữ giúp nhau làm kinh tế, đã có hàng chục chị em hội viên phụ nữ xã Tiến Sơn vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống. Ngoài ra, xã đang duy trì được hai quĩ tín dụng tại xóm Ngăm và xóm Suối Bến với tổng nguồn vốn là 48 triệu đồng. Bắt đầu hoạt động từ năm 2008, hai quĩ tín dụng này đã phát huy hiệu quả, xoay vòng đồng vốn, kịp thời giúp đỡ các gia đình trong xóm phát triển chăn nuôi, mua máy nông nghiệp…. Lựa chọn hướng đi đúng, phát huy được nguồn vốn hiệu quả nên ở Tiến Sơn có rất ít các trường hợp nợ đọng, nợ quá hạn.

 

Ngoài ra, sự phát triển mạnh mẽ các khu công nghiệp ở những xã lân cận đã góp phần giải quyết việc làm cho thanh niên trong lứa tuổi lao động ở Tiến Sơn. Hiện nay, toàn xã có khoảng trên 200 lao động làm việc ở các khu công nghiệp trên địa bàn huyện Lương Sơn với thu nhập ổn định từ 1,5 triệu đến 2 triệu đồng/người/tháng.

 

Năm 2009, con đường bê tông liên xã được hoàn thành đã góp phần cải thiện đáng kể cho bộ mặt xã Tiến Sơn. Nhà cửa của người dân dần được xây dựng kiên cố, xã không còn nhà tạm, không còn hộ đói. Thu nhập bình quân đầu người năm 2008 mới chỉ đạt mức 3 triệu đồng/người/năm nhưng đến thời điểm này đã có thể tăng lên mức 6 triệu đồng. Phát huy mọi nguồn lực, Tiến Sơn đang nỗ lực vươn lên thoát nghèo bền vững.

 

 

                                                                                 Dương Liễu

 

 

Các tin khác


Giá nhiều mặt hàng nông sản đồng loạt giảm mạnh

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, chốt tuần vừa qua, sắc xanh đỏ đan xen trên bảng giá hàng hoá nguyên liệu thế giới. Tuy nhiên, nhiều mặt hàng quan trọng ghi nhận các mức giảm mạnh đã kéo chỉ số MXV-Index giảm 0,44% xuống 2.278 điểm. Giá trị giao dịch toàn Sở trung bình đạt trên 3.600 tỷ đồng mỗi phiên.

Phiên chợ vùng cao tỉnh Hòa Bình từ 3 - 7/10: "Chợ phiên - Nét đẹp vùng cao"

(HBĐT) - Phiên chợ vùng cao tỉnh Hoà Bình năm 2023 với chủ đề "Chợ phiên - Nét đẹp vùng cao".

Tạo sinh kế để người dân bảo vệ rừng

(HBĐT) - Tỉnh Hòa Bình có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển lâm nghiệp. Trong những năm qua, nhằm nâng cao giá trị của rừng, Hòa Bình đã ban hành nghị quyết, xây dựng đề án hỗ trợ phát triển kinh tế rừng. Tuy nhiên, với diện tích rừng phòng hộ, rừng đặc dụng được người dân khoanh nuôi bảo vệ chiếm tỷ lệ lớn, trong khi phí khoán bảo vệ và phí dịch vụ môi trường rừng được chi trả thấp khiến nhiều hộ dân chưa thực sự sống được nhờ rừng. Đây là vấn đề đặt ra không chỉ đối với Hòa Bình mà còn là bài toán chung của nhiều tỉnh khu vực trung du và miền núi phía Bắc hiện nay.

Khó khăn vẫn đeo bám người chăn nuôi

(HBĐT) - Chi phí chăn nuôi tăng, trong khi giá bán vẫn ở mức thấp khiến nhiều người chăn nuôi trâu, bò trong tỉnh gặp khó khăn. Với mức giá hiện nay, người chăn nuôi cần tận dụng các nguồn thức ăn có sẵn để giảm chi phí, tránh thua lỗ.

Huyện Lương Sơn: Giá trị xuất khẩu ước đạt 457 triệu USD

(HBĐT) - Thời gian qua, huyện Lương Sơn tiếp tục đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư, thu hút các nhà đầu tư vào khảo sát, nghiên cứu đề xuất đầu tư. Đến nay, huyện đã thu hút 23 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký trên 307 triệu USD, chiếm 58,9% về dự án và chiếm 49,8% về vốn đăng ký so với toàn tỉnh.

Sản lượng thu hoạch thủy sản ước đạt 9,21 nghìn tấn

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, các địa phương trong tỉnh tiếp tục đẩy mạnh phát triển nuôi cá lồng trên các thủy vực lớn, nuôi thủy đặc sản trên diện tích ao, hồ theo định hướng tái cơ cấu ngành.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục