Công nhân Công ty Rau quả nông sản Cao Phong chăm sóc vườn cam đạt chất lượng cao, góp phần xây dựng thương hiệu Cam Cao Phong

Công nhân Công ty Rau quả nông sản Cao Phong chăm sóc vườn cam đạt chất lượng cao, góp phần xây dựng thương hiệu Cam Cao Phong

(HBĐT) - Thực hiện chủ trương sắp xếp, đổi mới và phát triển nông, lâm trường quốc doanh (NLTQD) theo Nghị quyết số 28/NQ-TW ngày 16/6/2003 của Bộ Chính trị và Nghị định số 200/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004 của Chính phủ, tỉnh ta có 5 nông trường thuộc diện chuyển đổi, trong đó 2 đơn vị là nông trường Cao Phong và nông trường Cửu Long đã thực hiện chuyển đổi trong năm 2007.

 

Trước thời điểm ngày 1/7/2010, Ban Chỉ đạo Sắp xếp, đổi mới và phát triển NLTQD tỉnh đã trình UBND tỉnh phê duyệt Đề án chuyển đổi đối với 3 nông trường còn lại. Như vậy, tiến trình chuyển đổi đã hoàn thành đúng thời gian quy định. 

 

Đề án Sắp xếp, đổi mới và phát triển các nông trường quốc doanh tỉnh Hoà Bình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 160/2006/QĐ-TTg ngày 3/7/2006. Theo đó, 5 nông trường sẽ chuyển đổi thành 3 công ty với sự sáp nhập của 3 nông trường là: 2/9, sông Bôi và Thanh Hà. Tuy nhiên, đến hết năm 2007 mới chỉ có 2 nông trường thực hiện chuyển đổi là nông trường Cao Phong (chuyển thành Công ty Rau quả nông sản Cao Phong) và nông trường Cửu Long (chuyển thành Công ty SXCBDC Cửa Long). Việc sáp nhập 3 nông trường còn lại do không khả thi nên trong một thời gian khá dài vẫn chưa thực hiện được.

 

Ông Vũ Văn Hậu, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ - Sở NN&PTNT cho biết: Chính phủ xác định sắp xếp, đổi mới và phát triển các NLTQD là việc làm cần thiết, cần tiến hành khẩn trương nhằm quản lý có hiệu quả việc sử dụng đất nông, lâm nghiệp, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước, cải thiện đời sống cho người lao động và góp phần giữ vững ổn định KT-XH của địa phương. Thực tế tại tỉnh ta, việc quản lý sử dụng đất cũng như hiệu quả hoạt động của các nông trường có nhiều bất cập nên câu chuyện chuyển đổi càng đặt ra bức thiết. BCĐ Sắp xếp, đổi mới và phát triển NLTQD tỉnh đã xúc tiến nhiều hoạt động nhằm thực hiện tốt chủ trương quan trọng này, đảm bảo các nông trường của tỉnh không bị bật ra khỏi lộ trình phát triển mà Chính phủ đã hoạch định.

 

Nhìn nhận diễn biến phức tạp và đặc biệt là các vấn đề phát sinh trong quá trình đổi mới, sắp xếp các NLTQD, gần đây, Chính phủ và Bộ NN&PTNT đã ban hành một số văn bản chỉ đạo nhằm kịp thời tháo gỡ “điểm nghẽn” cho các địa phương. Cụ thể tại các Công văn số 1151/TTg-ĐMDN của Thủ tướng Chính phủ, Công văn số 526/BNN-ĐMDN của Bộ NN&PTNT và Nghị định số 25/2010/NĐ-CP của Chính phủ đều nêu rõ nội dung: Các NLTQD đến thời điểm ngày 1/7/2010 mà chưa thực hiện chuyển đổi được thì trước mắt chuyển thành Công ty TNHH một thành viên do Bộ, UBND cấp tỉnh là đại diện chủ sở hữu và sẽ cổ phần hoá sau năm 2010. Đây được xem như cột mốc quan trọng để các địa phương hướng tới trong tiến trình chuyển đổi các NLTQD. Theo đó, 3 nông trường chưa chuyển đổi đã khẩn trương hoàn thiện đề án chuyển đổi sang mô hình công ty TNHH 1 thành viên, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Sau khi nghiên cứu các đề án, Sở NN&PTNT – thường trực BCĐ tỉnh đã báo cáo một số nội dung quan trọng, trình UBND tỉnh phê duyệt trước ngày 1/7/2010, đảm bảo hoàn thành đúng thời hạn BCĐ Trung ương đề ra đối với việc chuyển đổi nông trường quốc doanh.

 

Theo ông Vũ Văn Hậu: Thực hiện chuyển đổi đồng nghĩa với việc các nông trường phải bứt ra khỏi “bầu sữa” ngân sách và đối diện với nhiều áp lực lớn của kinh tế thị trường. Qua xem xét có thể thấy các đề án được xây dựng với tinh thần nghiêm túc, trong đó đã đưa ra các giải pháp quan trọng sau chuyển đổi, như giải pháp quản lý và sử dụng đất đai, giải pháp về bộ máy tổ chức, giải pháp về khoa học công nghệ và thị trường, về tài chính và phương án sử dụng lao động, kế hoạch sản xuất kinh doanh với việc xây dựng sản phẩm mũi nhọn có sức cạnh tranh cao… Chính vì vậy có thể tin rằng, các nông trường đã thực sự nhận diện được tầm vóc của mình, phát huy cao độ tính tự chủ để sẵn sàng vượt qua thách thức, đứng vững và phát triển sau khi chuyển đổi mô hình hoạt động. Như vậy cũng có thể tin rằng, tiến trình chuyển đổi các nông trường của tỉnh ta sẽ đảm bảo cả về thời gian lẫn chất lượng thực hiện./.

 

                                                                                            Phan Anh

 

Các tin khác


Hội Nữ doanh nhân Hòa Bình - khát vọng vươn xa

(HBĐT) - Câu lạc bộ (CLB) Nữ doanh nhân (DN) tỉnh là thành viên của Hiệp hội Nữ DN Việt Nam, thành viên của Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hòa Bình. CLB hoạt động với mong muốn tập hợp, kết nối tạo sự đoàn kết trong cộng đồng các nữ DN trên địa bàn tỉnh, cùng nhau chia sẻ, hợp tác, giúp đỡ nhau, góp phần nâng cao năng lực của từng doanh nghiệp do phụ nữ làm lãnh đạo.

Huyện Tân Lạc: Đẩy mạnh chương trình "Mỗi xã một sản phẩm"

(HBĐT) - Thực hiện Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), thời gian qua, huyện Tân Lạc đã tập trung chỉ đạo quyết liệt và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm góp phần khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương. Qua đó từng bước nâng cao giá trị hàng nông sản, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiệu quả, bền vững.

Huyện Lạc Thủy thu ngân sách Nhà nước đạt trên 26% dự toán

(HBĐT) - Bám sát các chỉ tiêu nghị quyết HĐND huyện giao, ngay từ đầu năm, huyện Lạc Thủy tập trung thực hiện nhiều biện pháp tăng cường nguồn thu, chống thất thu ngân sách.

Măng Kim Bôi lọt vào top 20 hàng Việt tốt vì quyền lợi người tiêu dùng

(HBĐT) - Sản phẩm măng Kim Bôi của Công ty CP Kim Bôi vừa lọt vào top 20 hàng Việt tốt vì quyền lợi người tiêu dùng, doanh nghiệp phát triển vững mạnh, thương hiệu vàng Việt Nam, sản phẩm dịch vụ chất lượng vàng vì quyền lợi người tiêu dùng năm 2023.

Huyện Đà Bắc lấy ý kiến về phát triển vùng trồng cây dược liệu quý

(HBĐT) - Sáng 22/3, UBND huyện Đà Bắc tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý báo cáo "Phương án phát triển vùng trồng cây dược liệu quý tại huyện Đà Bắc”. Dự hội nghị có lãnh đạo Viện Dược liệu (Bộ Y tế); một số sở, ban, ngành của tỉnh và huyện Đà Bắc.

Tháo gỡ khó khăn cho nông dân sản xuất rừng và trang trại

(HBĐT) - Ngày 22/3, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Ban Quản lý chương trình hỗ trợ rừng và trang trại (FFF) tổ chức hội nghị bàn tròn cấp tỉnh tháo gỡ khó khăn cho nông dân sản xuất rừng và trang trại. 4 năm qua, chương trình được triển khai tại một số xã ở 2 huyện Tân Lạc, Lạc Thủy.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục