Đông đảo ĐVTN huyện Đà Bắc tham gia chiến dịch làm thủy lợi nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Đông đảo ĐVTN huyện Đà Bắc tham gia chiến dịch làm thủy lợi nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp.

(HBĐT) - Tháng 11/1993 Tỉnh đoàn triển khai dự án thí điểm “Chăn nuôi bò sinh sản” của chủ dự án Nguyễn Đức Thi, Chủ nhiệm CLB Gia đình trẻ xã Dân Hạ, huyện Kỳ Sơn, với số vốn 35 triệu đồng. Sau 2 năm triển khai dự án đã kết thúc thắng lợi, giải quyết việc làm cho 10 lao động là các thành viên của CLB thu nhập bình quân từ 3 - 3,5 triệu đồng/người/năm.

 

Từ thành công của dự án này, tổ chức Đoàn và ĐVTN trong tỉnh mạnh dạn hơn trong việc triển khai các dự án cho thanh niên vay vốn để phát triển kinh tế.  Trong thực hiện quản lý nguồn vốn cho ĐVTN vay, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn đã giao cho ban chuyên môn phụ trách và cử 1 đồng chí cán bộ trực tiếp theo dõi, tham mưu với Ban Thường vụ, Ban chuyên môn trong việc tổ chức, chỉ đạo, triển khai nguồn vốn vay trong thanh niên đảm bảo việc sử dụng vốn vay trong thanh niên đúng mục đích, đúng đối tượng, mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần thu hút, tập hợp thanh niên, củng cố và xây dựng tổ chức Đoàn, Hội vững mạnh. Thông qua việc triển khai nguồn vốn vay, số ĐVTN được hỗ trợ giải quyết việc làm ngày càng tăng, tổng dư nợ do thanh niên quản lý cũng tăng, nghiệp vụ quản lý và tổ chức sản xuất của thanh niên được nâng lên đáng kể.

 

Từ năm 1993 đến nay, Tỉnh đoàn đã được Trung ương Đoàn  giao chỉ tiêu  bổ sung nguồn vốn mới. Tính đến thời điểm 30/06/2010 tổng dư nợ vốn vay quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm kênh Trung ương Đoàn là 1.102 triệu đồng. Ban Thường vụ Tỉnh đoàn đã kịp thời chỉ đạo các huyện, thành Đoàn phối hợp chặt chẽ với NHCSXH hướng dẫn thanh niên xây dựng dự án mới. Qua 18 năm đã triển khai được 354 lượt dự án, với tổng số tiền quay vòng cho vay 13 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 4.658 lượt ĐVTN.

 

Anh Võ Ngọc Kiên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh đoàn cho biết: Các dự án vay vốn quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm cho thanh niên tỉnh Hòa Bình tuy số lượng không nhiều, mức vay bình quân trên một người còn thấp so với nhu cầu vốn đầu tư mở rộng sản xuất, nhưng đã tạo ra được động lực giúp cho thanh niên mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất tự tạo việc làm và nâng cao thu nhập. Thông qua các dự án vay vốn đã có 6 cơ sở sản xuất kinh doanh của thanh niên được thành lập; cải tạo và phát triển được 229 đàn trâu, bò và lợn cung cấp một lượng lớn thịt cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân địa phương và thị trường hàng hoá, đồng thời đảm bảo cung cấp sức cầy kéo và phân bón phục vụ sản xuất. Xây dựng mô hình mới và cải tạo được 157 vườn cây ăn quả, cây nguyên liệu cho nhà máy mía đường của tỉnh, đồng thời xây dựng 12 mô hình cải taọ vườn tạp, VAC. Cung cấp cho thị trường hàng ngìn tấn quả và các loại sản phẩm thuỷ sản như cá, tôm, các loại thịt gia cầm như vịt, gà, lợn, trâu, bò... Tiêu biểu là Đoàn Thanh niên huyện Cao Phong, Kỳ Sơn, Lương Sơn, Tân Lạc.

 

Đặc biệt, thông qua các dự án, thanh niên đã mạnh dạn áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất chuyển đổi cơ cấu cây, con góp phần tăng năng xuất, chất lượng sản phẩm hàng hoá nông nghiệp, củng cố lại ngành nghề truyền thống và phát triển ngành dịch vụ hàng hoá tại địa phương. Nhiều thanh niên sau khi thực hiện dự án có hiệu quả đã mạnh dạn huy động nguồn vốn khác để đầu tư phát triển sản xuất như:  vốn tự giúp nhau, vốn từ ngân hàng chính sách xã hội cho vay hộ nghèo, vốn 327, 747... thu hút và tạo thêm việc làm và thu nhập ổn định cho nhiều lao động ĐVTN. Ngoài hiệu quả về kinh tế và giải quyết việc làm cho thanh niên, việc triển khai nguồn vốn cho vay Quỹ Quốc gia hỗ trợ việc làm còn có ý nghĩa quan trọng về mặt xã hội, đặc biệt công tác tập hợp, đoàn kết thanh niên, xây dựng và củng cố tổ chức Đoàn, Hội cơ sở.

 

Thông qua việc triển khai nguồn vốn 120 đã phần nào giúp thanh niên khắc phục một phần tình trạng thiếu vốn để sản xuất, tạo đà cho họ mạnh dạn huy động các nguồn vốn khác để phát triển sản xuất như: Vốn từ Ngân hàng CSXH, Ngân hàng nông nghiệp, vốn từ các chương trình, dự án khác đang triển khai tại địa phương, vốn thanh niên tự giúp nhau lập nghiệp…Theo thống kê chưa đầy đủ của các huyện, thành phố trong tỉnh, riêng số vốn tự giúp nhau lập nghiệp của thanh niên trong 18 năm qua đã đạt trên 20 tỷ đồng, doanh số cho vay không tính lãi đạt trên 50 tỷ đồng với hơn 500.000 lượt thanh niên được vay vốn.

 

 

                                                                                      Đinh Thắng

 

Các tin khác


Xây dựng thương hiệu gà Quyết Thắng

Là một trong những "thủ phủ” chăn nuôi gà ri lớn nhất của huyện Lạc Sơn, xã Quyết Thắng quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm xây dựng gà ri trở thành sản phẩm OCOP đặc trưng của địa phương, đưa chăn nuôi gà ri thành ngành kinh tế mũi nhọn, giúp người dân cải thiện thu nhập, giảm nghèo bền vững. Đồng thời giải quyết việc làm cho lao động địa phương, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Quý I, tổng Quỹ Hỗ trợ nông dân đạt trên 63,5 tỷ đồng

Trong quý I/2024, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh tích cực phối hợp với Hội Nông dân các huyện, thành phố tổ chức giải ngân vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân từ nguồn ngân sách của tỉnh cấp năm 2024.

3 tháng, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.306 tỷ đồng

Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, thu ngân sách Nhà nước của tỉnh ước thực hiện hết tháng 3/2024 đạt 1.306 tỷ đồng, bằng 32% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 23% so với chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh và bằng 153% so với cùng kỳ.

Toàn tỉnh có gần 5 nghìn lồng nuôi cá

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, tình hình sản xuất thủy sản trong tỉnh ổn định. Hiện toàn tỉnh có diện tích nuôi cá ao, nuôi cá ruộng là 2.695 ha (nuôi kết hợp ở các hồ thủy lợi 1,2 nghìn ha); số lồng nuôi cá có 4.987 lồng. Trong 3 tháng đầu năm 2024, sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.472 tấn; các cơ sở sản xuất được 9 triệu con cá giống các loại phục vụ cho sản xuất.

Triển vọng nghề nuôi dê núi ở vùng cao Đà Bắc

Tận dụng tiềm năng, lợi thế về bãi chăn thả, nguồn thức ăn, những năm qua, người dân trên địa bàn huyện Đà Bắc chú trọng chuyển đổi từ nuôi trâu, bò sang nuôi dê. Với ưu điểm "chỉ ăn cỏ, uống nước lã”, nuôi dê trở thành hướng đi đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục