Nhiều hộ gia đình trong xóm đã thoát nghèo nhờ học tập mô hình trồng mướp đắng của gia đình anh Lâm

Nhiều hộ gia đình trong xóm đã thoát nghèo nhờ học tập mô hình trồng mướp đắng của gia đình anh Lâm

(HBĐT) - Anh Nguyễn Văn Lâm ở xóm Sòng, xã Độc Lập, huyện Kỳ Sơn được mọi người biết đến tấm gương làm giàu trên mảnh đất nghèo khó, một đảng viên trẻ dám nghĩ, dám làm.

 

Độc lập là xã vùng cao khó khăn nhất của huyện Kỳ Sơn ngoài đất rừng bà con ở đây sống dựa vào lúa. Do không có hệ thống kênh mương nên ruộng chủ yếu cấy lúa một vụ. Sau nhiều năm cấy lúa rồi chuyển sang trồng ngô thấy không hiệu quả, anh đi học hỏi kinh nghiệm trồng mía tím và đưa cây mía tím lên Độc Lập. Sau 4 năm trồng thấy cây mía có hiệu quả hơn hẳn cây lúa, anh quyết định trồng hết diện tích của gia đình. Tuy hiệu quả hơn cây lúa, nhưng do điều kiện giao thông còn khó khăn nên việc tiêu thụ cũng hạn chế.

 

Năm 2005, sau khi khảo sát đất đai,  khí hậu Công ty đầu tư nhiệt đới trụ sở ở thành phố Hồ Chí Minh đã nghiên cứu và đầu tư trồng cây mướp đắng lấy hạt tại địa phương. Công ty đầu tư hạt giống, phân bón, thuốc trừ sâu cho các hộ. Sau khi thu hoạch, các hộ trả lại tiền đầu tư cho Công ty. Hộ nào tham gia phải tuân thủ theo đúng kỹ thuật và sự giám sát của Công ty, bán sản phẩm cho công ty với giá 150 nghìn/kg hạt. Thấy quy trình trồng nghiêm ngặt nhiều hộ không muốn tham gia. Nhận thấy đây là cây có hiệu quả kinh tế cao, trồng trên ruộng lúa một vụ là cây thoát nghèo, của gia đình nên anh Lâm quyết định trồng. Mướp đắng tuy là cây dễ tính, nhưng đòi hỏi sự tỷ mỉ, chịu khó của người trồng. Năm đầu anh tham gia trồng hơn 2.000 m2 và đã thu hoạch được gần 100 triệu đồng. Trừ mọi chi phí anh cũng bỏ ra được vài chục triệu đồng.  

Thấy hiệu quả từ cây mướp đắng mang lại, anh mạnh dạn thuê thêm đất đầu tư trồng. Sau hai năm trồng mướp đăng thành công, anh nhận đầu tư trồng bí đỏ. Đến nay, ngoài mướp đắng, anh trồng bí đỏ lấy hạt với thu nhập mỗi năm trên 100 triệu đồng. Có thời điểm anh thuê trên 50 người lao động địa phương nhàn rỗi để sản xuất. Thấy anh làm ăn được nên nhiều người trong xóm, xã làm theo. Nhiều hộ gia đình đã thoát được nghèo. Để không bị lãng phí sản phẩm bí đỏ sau khi lấy hạt anh cũng đã lặn lội về Hải Dương tìm nguồn tiêu thụ quả bí. Từ nguồn tiêu thụ này anh đã mang lại kinh tế cho bà con trong xóm vài chục triệu mỗi vụ. 

                                                                                         Hồng Duyên

 

Các tin khác


Hội Nữ doanh nhân Hòa Bình - khát vọng vươn xa

(HBĐT) - Câu lạc bộ (CLB) Nữ doanh nhân (DN) tỉnh là thành viên của Hiệp hội Nữ DN Việt Nam, thành viên của Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hòa Bình. CLB hoạt động với mong muốn tập hợp, kết nối tạo sự đoàn kết trong cộng đồng các nữ DN trên địa bàn tỉnh, cùng nhau chia sẻ, hợp tác, giúp đỡ nhau, góp phần nâng cao năng lực của từng doanh nghiệp do phụ nữ làm lãnh đạo.

Huyện Tân Lạc: Đẩy mạnh chương trình "Mỗi xã một sản phẩm"

(HBĐT) - Thực hiện Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), thời gian qua, huyện Tân Lạc đã tập trung chỉ đạo quyết liệt và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm góp phần khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương. Qua đó từng bước nâng cao giá trị hàng nông sản, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiệu quả, bền vững.

Huyện Lạc Thủy thu ngân sách Nhà nước đạt trên 26% dự toán

(HBĐT) - Bám sát các chỉ tiêu nghị quyết HĐND huyện giao, ngay từ đầu năm, huyện Lạc Thủy tập trung thực hiện nhiều biện pháp tăng cường nguồn thu, chống thất thu ngân sách.

Măng Kim Bôi lọt vào top 20 hàng Việt tốt vì quyền lợi người tiêu dùng

(HBĐT) - Sản phẩm măng Kim Bôi của Công ty CP Kim Bôi vừa lọt vào top 20 hàng Việt tốt vì quyền lợi người tiêu dùng, doanh nghiệp phát triển vững mạnh, thương hiệu vàng Việt Nam, sản phẩm dịch vụ chất lượng vàng vì quyền lợi người tiêu dùng năm 2023.

Huyện Đà Bắc lấy ý kiến về phát triển vùng trồng cây dược liệu quý

(HBĐT) - Sáng 22/3, UBND huyện Đà Bắc tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý báo cáo "Phương án phát triển vùng trồng cây dược liệu quý tại huyện Đà Bắc”. Dự hội nghị có lãnh đạo Viện Dược liệu (Bộ Y tế); một số sở, ban, ngành của tỉnh và huyện Đà Bắc.

Tháo gỡ khó khăn cho nông dân sản xuất rừng và trang trại

(HBĐT) - Ngày 22/3, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Ban Quản lý chương trình hỗ trợ rừng và trang trại (FFF) tổ chức hội nghị bàn tròn cấp tỉnh tháo gỡ khó khăn cho nông dân sản xuất rừng và trang trại. 4 năm qua, chương trình được triển khai tại một số xã ở 2 huyện Tân Lạc, Lạc Thủy.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục