Đường cao tốc Hòa Lạc - TP Hòa Bình tiếp giáp với khu vực xưởng cưa khu vực đường Trương Hán Siêu và Trần Quý Cáp ( TP Hòa Bình).

Đường cao tốc Hòa Lạc - TP Hòa Bình tiếp giáp với khu vực xưởng cưa khu vực đường Trương Hán Siêu và Trần Quý Cáp ( TP Hòa Bình).

(HBĐT) - Dù cận kề với thủ đô Hà Nội, nhưng hạ tầng giao thông đường bộ của tỉnh chưa đồng bộ. Toàn tỉnh có gần 4.500 km, trong đó có 5 tuyến QL khoảng 250 km, 21 tuyến đường tỉnh gần 400 km và đường vùng khó khăn gần 109 km; đường nội thị 92 km; 70 tuyến đường huyện dài 740 km, đường liên xã có 206 tuyến dài 2.758 km.

 

Tuy nhiên, hạ tầng giao thông thiếu đồng bộ. Các tuyến QL đều có tiêu chuẩn kỹ thuật thấp, quy mô mặt cắt nhỏ, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Hệ thống đường tỉnh còn ở cấp thấp, quy mô nhỏ, chất lượng mặt đường kém. Các tuyến đường huyện và xã chủ yếu xây dựng đạt tiêu chuẩn đường loại A- GTNT, tỷ lệ mặt đường BTXM, mặt đường nhựa đạt 30%, hệ thống công trình trên tuyến như cầu, ngầm tràn còn thiếu, nhiều tuyến chỉ đi được vào mùa khô.

 

Trong điều kiện còn nhiều khó khăn, tỉnh đã khai thác và dành những nguồn lực thích đáng để đầu tư phát triển hạ tầng giao thông. Nhờ đó, diện mạo giao thông của tỉnh đổi thay rõ rệt. 

 

Năm 2007, đường ô tô đã đến được 100% số xã. Vài năm nay, từ các nguồn vốn WB, XDCB tập trung, ODA..., các tuyến tỉnh lộ được đầu tư khá cơ bản. Các tuyến đường tỉnh như 433- đi Đà Bắc; Bình Thanh- Thung Nai (Cao Phong), Khoan Dụ- An Bình (Lạc Thuỷ), Ba Khan- Pù Bin- Noong Luông, Vạn Mai- Xăm Khoè (Mai Châu), Địch Giáo- Quyết Chiến- Ngổ Luông (Tân Lạc), đường Thịnh Lang (TPHB)... được đầu tư và đưa vào khai thác hiệu quả. Đề án cứng hóa giao thông nông thôn thực sự là chủ trương hợp lòng dân đã đi được hơn 2/3 quãng đường. Khi kết thúc Đề án, toàn tỉnh sẽ có khoảng 1.000 km đường bê tông xi măng, cải thiện điều kiện dân sinh ở nhiều vùng nông thôn trong tỉnh. Năm 2010 cho thấy những tín hiệu đầy lạc quan đối với hạ tầng giao thông của tỉnh. Được sự hỗ trợ từ nguồn vốn TƯ, tỉnh đã khởi công 3 tuyến giao thông quan trọng là đường 12 B, QL 21, QL 12B với tổng số vốn 1.000 tỷ đồng. Đặc biệt, vào đầu tháng 10 vừa qua, tỉnh đã khởi công dự án đường cao tốc Hòa Lạc- Hòa Bình với tổng mức đầu tư trên 6.700 tỷ đồng, điểm đầu tiếp giáp với thủ đô Hà Nội, điểm cuối tiếp giáp đường Trương Hán Siêu ( TP Hòa Bình) khi hoàn toàn sẽ tạo ra những lợi thế cạnh tranh của các vùng kinh tế động lực với những khu đô thị, dịch vụ dọc tuyến.

 

 Phó Giám đốc Sở GT-VT Trần Hải Lâm khẳng định: Chỉ trong vài năm tới, khi các dự án giao thông trọng điểm hoàn thành và đưa vào khai thác, hệ thống hạ tầng giao thông của tỉnh sẽ có sự đổi thay về chất, cơ bản và đồng bộ, đáp ứng yêu cầu giao thương và phát triển kinh tế. Đối với các dự án, công trình giao thông trọng điểm, tỉnh đang đặt mục tiêu hoàn thành vào năm 2015. Trong lĩnh vực đầu tư hạ tầng giao thông vận tải, Hòa Bình đã thực sự mở cửa để hướng tới tương lai.

 

 

Lê Chung

 

Các tin khác


Xã Đa Phúc cán đích nông thôn mới

Nhờ phát huy sức mạnh cộng đồng, sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ Trung ương và địa phương, cùng với quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, cuối năm 2023, xã Đa Phúc, huyện Yên Thủy được Chủ tịch UBND tỉnh ra Quyết định số 3064/QĐ-UBND, ngày 29/12/2023 công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Từ một xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện, Đa Phúc như được khoác lên mình chiếc áo mới, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng khang trang, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới và khởi sắc.

Giá xăng tăng hơn 400 đồng/lít

Liên bộ Công Thương - Tài chính vừa điều chỉnh giá xăng dầu từ 15h chiều nay 17/4.

Kiểm tra tiến độ xây dựng nông thôn mới tại huyện Kim Bôi

Ngày 17/4, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn huyện Kim Bôi. 

UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục