Tăng lãi suất sẽ gây lạm phát. Doanh nghiệp là đối tượng chịu tác động đầu tiên của chính sách này. Sau khi Ngân hàng Nhà nước phát đi thông điệp thắt chặt chính sách tiền tệ, lãi suất trên thị trường đã bắt đầu điều chỉnh.

Ngân hàng đua khuyến mãi
 
Từ ngày 5-11, lãi suất cơ bản được Ngân hàng Nhà nước nâng lên 9%/năm, tăng 1% so với trước, lập tức các ngân hàng thương mại đồng loạt tăng lãi suất.
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) thông báo nâng lãi suất từ kỳ hạn 1 tháng trở lên ở mức 12%/năm. Lãi suất cho vay ngắn hạn khoảng 14%/năm, lãi suất cho vay ngắn hạn tài trợ hàng xuất khẩu, cho vay nông nghiệp nông thôn, doanh nghiệp vừa và nhỏ là 12,75%. Đối với các doanh nghiệp có doanh số xuất khẩu lớn, thu được nhiều ngoại tệ và cam kết bán nhiều ngoại tệ cho ngân hàng sẽ được hưởng lãi suất cho vay thấp hơn.
 
Mức huy động 12% cho các kỳ hạn một tháng trở lên được áp dụng chung cho hầu hết các ngân hàng. Lãi suất đầu ra phổ biến bằng mức huy động kỳ hạn 12 tháng cộng thêm 3%-3,5%, tức bằng khoảng 15%-15,5%.
 
Cùng với tăng lãi suất, các ngân hàng cũng khuyến mãi rầm rộ. Ngân hàng Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) có chương trình khuyến mãi tổng giá trị lên tới 11 tỉ đồng, giải thưởng là xe Mercedes C250, 30 xe máy SHi 125; Ngân hàng Thương mại Cổ phần nhà Hà Nội (Habubank) khuyến mãi ô tô Camry trị giá 1 tỉ đồng, xe máy LX...
 
Các chuyên gia kinh tế bình luận thực chất đây là động thái hợp thức hóa lãi suất trên thị trường vì lãi suất thực tế đã bỏ xa ngưỡng “vào 10%, ra 12%” như chỉ đạo của Chính phủ.
 

Hiện lãi suất huy động ở tất cả các kỳ hạn đều chung một mức 12%/năm. Điều này cho thấy lãi suất có khả năng sẽ tiếp tục điều chỉnh.

 
Vay vốn sẽ khó hơn
 
Xung quanh chính sách này vẫn có hai quan điểm khác nhau. Đa số ý kiến cho rằng động thái này là cần thiết trong bối cảnh Việt Nam đã đạt mục tiêu tăng trưởng ở mức cao và lạm phát đang trở lại. Mục đích của việc điều chỉnh này nhằm kiểm soát lạm phát, trả lãi suất về đúng cung cầu thị trường. Quan trọng là lãi suất tăng lên sẽ có tác động khuyến khích người dân từ gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ chuyển sang gửi bằng VNĐ, góp phần hạ nhiệt tỉ giá.
 
Song một số ý kiến lại cho rằng đây có thể là khởi đầu của đợt tăng lãi suất mới, gây áp lực lớn cho các doanh nghiệp. Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành cho rằng lãi suất hợp lý chỉ là 7%-8%/năm, nếu cao gấp đôi, chính lãi suất sẽ là nguyên nhân gây ra lạm phát. Vì khi đó, chi phí đầu vào của doanh nghiệp bị đẩy lên, làm tăng giá thành sản xuất, tăng giá bán sản phẩm hàng hóa trên thị trường.
 
Tăng lãi suất, người dân cũng không còn tiền gửi. Lãi suất theo thị trường tăng cao, dân sẽ lại đi mua vàng tích trữ vì sợ lạm phát. Tự do lãi suất bất lợi cho doanh nghiệp và nền kinh tế, tiền vào ngân hàng cũng không thể nhiều hơn. “Lạm phát ở VN hiện nay không phải lỗi của chính sách tiền tệ, không phải do cung ứng quá nhiều tiền. Nguyên nhân của lạm phát là công tác bình ổn giá chưa có hiệu quả, đầu tư dàn trải”.
 
Đối tượng đầu tiên chịu tác động của chính sách này là doanh nghiệp vì phải trả giá vốn cao hơn vài phần trăm/năm. Do lãi suất được điều chỉnh vào cuối năm, nhiều doanh nghiệp cần vốn buộc phải chấp nhận vay đắt để chạy sản xuất. Vì trong thực tế, các ngân hàng lớn thực hiện đồng thuận lãi suất theo thỏa thuận của Hiệp hội Ngân hàng, còn ngân hàng nhỏ kém cạnh tranh hơn vẫn phải áp dụng lãi suất cao hơn hoặc tăng giá trị khuyến mãi để cạnh tranh. Như vậy, lãi suất cho vay sẽ phải cao hơn các ngân hàng lớn. Mặc dù là thị trường cạnh tranh nhưng lãi suất có cao vẫn không lo vốn ế vì các doanh nghiệp vẫn đói vốn.
 
                                                                        Theo Báo NLĐ

Các tin khác


Hòa Bình khát vọng phát triển

Là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn và thách thức, nhưng bằng sự đoàn kết, sáng tạo, đổi mới, Ðảng bộ chính quyền nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình đã nỗ lực phát huy cao nhất tiềm năng, lợi thế, phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững. Và Hòa Bình đang quyết tâm phấn đấu trở thành tỉnh trung bình của cả nước.

Bảo đảm phối hợp chặt chẽ, thường xuyên trong nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước

(HBĐT) - Năm 2023, dự toán thu ngân sách Nhà nước (NSNN) của tỉnh được HĐND tỉnh giao 7.285 tỷ đồng. Đây là nhiệm vụ nặng nề trong bối cảnh nguồn thu còn hạn hẹp, cơ cấu thu thiếu bền vững, chưa có nguồn thu chủ lực mà chủ yếu dựa vào thu từ tiền sử dụng đất…

Phát triển các mô hình kinh tế tập thể trong thanh niên

(HBĐT) - Phát huy vai trò là "hạt nhân” nòng cốt, tổ chức Đoàn các cấp trên địa bàn huyện Lạc Thủy đã tích cực kết nối, thành lập, vận động đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) tham gia các mô hình kinh tế tập thể phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.

Khởi sắc đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Tân Lạc

(HBĐT) - Từ nguồn vốn thực hiện các chương trình, dự án và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT - XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN), huyện Tân Lạc đã chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất cũng như hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK). Qua đó góp phần từng bước thay đổi diện mạo nông thôn, cải thiện đời sống đồng bào các dân tộc trên địa bàn.

Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm T.Ư ký kết thi đua năm 2023

(HBĐT) - Sáng 24/3, Khối thi đua các doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm T.Ư tổ chức hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2023.

Hội Nữ doanh nhân Hòa Bình - khát vọng vươn xa

(HBĐT) - Câu lạc bộ (CLB) Nữ doanh nhân (DN) tỉnh là thành viên của Hiệp hội Nữ DN Việt Nam, thành viên của Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hòa Bình. CLB hoạt động với mong muốn tập hợp, kết nối tạo sự đoàn kết trong cộng đồng các nữ DN trên địa bàn tỉnh, cùng nhau chia sẻ, hợp tác, giúp đỡ nhau, góp phần nâng cao năng lực của từng doanh nghiệp do phụ nữ làm lãnh đạo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục