Hàng loạt sản phẩm văn hóa du lịch riêng có của phố cổ Hội An, trong đó nhiều sản phẩm được bảo hộ nhãn hiệu độc quyền, đang bị làm nhái và bày bán khắp nơi

 

Một lần ghé qua “Triển lãm nghề thủ công mỹ nghệ Việt Nam” trên đường Hoàng Quốc Việt - Hà Nội, người viết giật mình khi thấy hàng trăm chiếc đèn lồng Hội An được trưng bày với nhãn hiệu của một... làng nghề phía Bắc.

 
Có những Hội An khác
 
Kể chuyện này với nghệ nhân dân gian Huỳnh Văn Ba, ông lại không hề ngạc nhiên. Ông nói: “Ở TPHCM, Đà Lạt... cũng có đèn lồng mang thương hiệu Hội An nhưng chất lượng thì rất khó xác định. Một khi chất lượng kém, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến thương hiệu đèn lồng Hội An”.
 
Không chỉ đèn lồng, sản phẩm tranh tre, dừa nước của làng Cẩm Thanh (Hội An) cũng đang được bày bán khắp nơi với nguyên liệu tranh tre, dừa nước và đôi tay chế tác của những người chưa bao giờ biết tới rừng dừa Bảy Mẫu.
 
Ông Lê Văn Nhì, người làng Cẩm Thanh, bức xúc: “Tranh tre, dừa nước thì nhiều nơi có nhưng người ta cung cấp cho các khu du lịch với tên tuổi của Cẩm Thanh - Hội An thì sớm muộn gì nghề truyền thống quê mình cũng chết”.
 
 
Nghệ nhân Huỳnh Văn Ba (Hội An) với sản phẩm mới


Nghệ nhân Huỳnh Sướng ở làng mộc Kim Bồng tâm sự: “Cái tên mộc Kim Bồng bị sử dụng khắp nơi. Mặc dù thương hiệu Mộc Kim Bồng - Hội An đã được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam bảo hộ nhãn hiệu độc quyền tập thể nhưng tình trạng này hiện không biết cơ quan chức năng nào xử lý”.
 
Dù làng nghề truyền thống này đã từng phản ánh, kiến nghị nhiều lần nhưng ngay tại Hội An vẫn có cơ sở mang tên Mộc Kim Bồng do thợ mộc từ nơi khác về làm...
 

Tạo cơ sở pháp lý để bảo vệ thương hiệu

Theo nhiều nghệ nhân Hội An, để ngăn chặn tình trạng cạnh tranh không lành mạnh bằng cách sử dụng “thương hiệu của người khác” cần có cơ chế phối hợp chặt chẽ, thống nhất để chính quyền ban hành quy định có lợi cho các sản phẩm đã được bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc chưa được bảo hộ tại phố cổ.

Việc xác lập nhãn hiệu đối với các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ ở Hội An luôn là vấn đề cấp bách. Đây không chỉ đơn thuần là bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ mà còn là xây dựng, quảng bá một thương hiệu Hội An, cơ sở để các nghệ nhân và các nhà sản xuất tại Hội An có quyền kiện bất cứ nơi nào đánh cắp thương hiệu của mình.

Hội An hiện có rau Trà Quế, đèn lồng, mộc Kim Bồng, yến sào, gốm Thanh Hà đã được bảo hộ độc quyền sản phẩm nhưng chắc chắn trong thời gian tới, tình trạng đánh cắp thương hiệu sẽ còn diễn ra rất phức tạp, đó là chưa kể những sản phẩm văn hóa du lịch chưa được đăng ký sở hữu độc quyền...
 
Làm gì để giữ thương hiệu?
 
Trao đổi với các nghệ nhân và nhà sản xuất tại Hội An, tất cả đều đồng quan điểm cho rằng phải có sự can thiệp của các cơ quan chức năng mới có thể chấn chỉnh tình trạng “mạnh ai nấy làm”.
 
Về phía mình, Hiệp hội Sản xuất và bản thân các nghệ nhân đã đăng ký nhãn hiệu tập thể sẽ phản ánh từng trường hợp cụ thể cơ sở nào sử dụng thương hiệu của mình cho cơ quan thẩm quyền.
 
Tuy nhiên, ông Đỗ Đình Phô, Phó trưởng Phòng Kinh tế TP Hội An, cho rằng: “Sau khi đăng ký bảo hộ, cái lợi là rất lớn nhưng số lượng nhãn hiệu hàng hóa được đăng ký còn chưa nhiều, chủ yếu vẫn là nhãn hiệu hàng hóa tập thể, còn nhãn hiệu cá biệt thì hầu như chưa có.
 
Bên cạnh đó, một số cơ sở sản xuất chưa thấy lợi ích thiết thực từ việc đăng ký và sử dụng nhãn hiệu tập thể; việc sử dụng nhãn hiệu tập thể in, đính, dán trên các sản phẩm cũng chưa được các thành viên sử dụng nhãn hiệu khai thác hiệu quả”.
 
Về phía cơ quan quản lý, ông Nguyễn Văn Lanh, Trưởng Phòng Văn hóa – Thông tin TP Hội An, nói: “Một số vụ liên quan đến thương hiệu sản phẩm xảy ra gần đây đã đặt ra nhiều vấn đề cấp thiết cho công tác quản lý và ảnh hưởng không nhỏ đến ngành kinh tế du lịch vốn là du lịch văn hóa tại Hội An”.
 
Hội An từng ban hành những quy chế đặc thù về quản lý, kinh doanh, hướng dẫn tham quan, tu sửa, tôn tạo phố cổ, quy chế về biển hiệu, phố đi bộ... nhưng chưa có một quy chế cụ thể về quản lý hình ảnh, thương hiệu của sản phẩm văn hóa ẩm thực, văn hóa du lịch trên cơ sở thực tế.
 
 
 
                                                                                           Theo NLĐ

Các tin khác


Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Giá vàng sáng 22/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng 22/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty kinh doanh vàng như sau:

500 đoàn viên, người lao động tham dự hội chợ việc làm huyện Đà Bắc

Trung tâm Lao động ngoài nước, Bộ LĐ-TB&XH phối hợp Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hoà Bình, UBND huyện Đà Bắc vừa tổ chức hội chợ việc làm. 500 đoàn viên thanh viên, người lao động đến từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã tham dự.

Giá vàng sáng 21/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 21/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty vàng như sau:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục