Sẽ chưa có thay đổi nào về giá điện bán đến người sử dụng điện trong cả năm 2011 khi thị trường phát điện cạnh tranh thí điểm được vận hành.

Thông tin này được ông Đặng Huy Cường - Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) - khẳng định vào sáng qua (1.7), tại buổi lễ chính thức khởi động thị trường điện cạnh tranh thí điểm do Bộ Công Thương tổ chức. 

Giá điện vẫn do Nhà nước quản lý

Theo thiết kế thị trường của Cục Điều tiết điện lực, từ 1.7 có 48 nhà máy điện trong tổng số 73 nhà máy có công suất từ 30MW trở lên được chào giá trực tiếp trên thị trường. Dự kiến, đến cuối năm sẽ có thêm 7 nhà máy nữa, nâng tổng số nhà máy chào giá trực tiếp lên 55, chiếm 61% tổng công suất đặt của toàn hệ thống. Các nhà máy điện BOT (Phú Mỹ 2.2, Phú Mỹ 3) sẽ do Cty mua bán điện chào giá thay để đảm bảo các bảo lãnh của Chính phủ trong hợp đồng BOT và trách nhiệm thanh toán.

Theo ông Đặng Huy Cường, khi thị trường vận hành, các đơn vị phát điện sẽ được quyền chủ động chào bán điện trên thị trường. Việc điều độ sẽ do Trung tâm Vận hành hệ thống và thị trường điện quốc gia (SMO) điều hành, căn cứ theo bản chào giá của nhà máy theo nguyên tắc huy động công suất các tổ máy có giá chào từ thấp đến cao cho đến khi đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ điện của cả hệ thống.

Thanh toán tiền mua điện cho các nhà máy thực hiện theo 2 cơ chế: 95% sản lượng điện năng được thanh toán theo hợp đồng mua bán điện dài hạn và chỉ khoảng 5% sản lượng còn lại được thanh toán theo giá thị trường cạnh tranh. Như vậy, tỉ lệ sản lượng điện thanh toán theo hợp đồng dài hạn vẫn chiếm áp đảo trong cơ cấu giá. Tỉ lệ này sẽ được điều chỉnh hằng năm để tăng tính cạnh tranh, nhưng sẽ không quá 10%.

Thị trường thí điểm cũng sẽ được vận hành theo 3 giai đoạn dự kiến từ 1.7 đến hết năm 2011. Cụ thể, giai đoạn 1: Việc chào giá, xếp lịch và thanh toán chỉ thực hiện trên giấy, còn điều độ và thanh toán thực tế vẫn áp dụng như hiện tại. Giai đoạn 2: Chào giá, lập lịch và huy động thực tế theo bản chào, nhưng toàn bộ sản lượng điện năng vẫn thanh toán theo giá hợp đồng, chứ chưa theo giá thị trường. Giai đoạn 3: Chào giá, lập lịch và huy động thực tế theo bản chào, tính toán theo giá thị trường và từng bước thực hiện thanh toán theo thị trường đối với các đơn vị phát điện hội đủ điều kiện.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cũng cho biết: Trong giai đoạn thí điểm, do giá điện vẫn do Nhà nước quản lý, nên dù giá cả giao dịch giữa các cơ sở phát điện với Cty mua bán điện như thế nào đi nữa thì người tiêu dùng vẫn chỉ phải trả tiền điện theo biểu giá Nhà nước quy định.

Thị trường điện cạnh tranh thí điểm vận hành từ ngày 1.7.     Ảnh: NGỌC HÀ
Thị trường điện cạnh tranh thí điểm vận hành từ ngày 1.7. Ảnh: NGỌC HÀ

Chưa thực sự cạnh tranh

Về phía người sử dụng điện, với việc cạnh tranh ở khâu phát điện thực tế chưa tác động trực tiếp đến giá điện. Cái được lớn nhất là thay đổi phương thức vận hành hệ thống, các đơn vị phát điện sẽ có động lực để cạnh tranh, giảm chi phí. Tuy nhiên, việc có giảm được chi phí thực sự hay không còn phụ thuộc vào cấu hình của từng nhà máy, loại nhiên liệu, mức độ khấu hao.

Ông Phạm Hồng Khánh - Phó TGĐ TCty Điện lực TKV (thuộc Tập đoàn CN Than - Khoáng sản VN) lo ngại: Hiện đa phần các nhà máy điện TKV đầu tư có công suất nhỏ (lớn nhất là NĐ Cẩm Phả 660MW), mới đầu tư nên khấu hao lớn, khó cạnh tranh được với các nhà máy điện của EVN có nhà máy đã hết khấu hao.

Điều mà dư luận quan tâm hơn cả là thị trường điện có đảm bảo sự công khai, minh bạch khi mà thiết kế thị trường vẫn còn nhiều dấu hỏi? Mang tiếng là cạnh tranh, nhưng về cơ cấu tổ chức, vẫn không có những thay đổi căn bản. Nhà nước vẫn tiếp tục nắm giữ các nhà máy điện lớn, giao EVN quản lý, kể cả các nhà máy này thì hiện EVN vẫn kiểm soát tới trên 60% tổng các nguồn phát điện.

Mô hình tổ chức theo ngành dọc vẫn còn khi EVN tiếp tục nắm toàn khâu truyền tải, phân phối, điều độ hệ thống, điều độ thị trường, thậm chí cả đơn vị mua duy nhất là Cty mua bán điện trước mắt vẫn thuộc EVN. Các nhà máy điện ngoài EVN hẳn sẽ không khỏi cảm thấy lo ngại cho sự thiếu minh bạch này.

Theo ông Ngô Sơn Hải - GĐ Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia - tại thời điểm hiện nay, công suất dự phòng của hệ thống chỉ khoảng 10%, trong khi muốn thị trường điện vận hành hoàn hảo, công suất dự phòng đạt thấp nhất 20%. Với một thiết kế thị trường chưa hoàn chỉnh, giá điện vẫn do Nhà nước chi phối và ở mức thấp, chưa hấp dẫn các nhà đầu tư thì khó có thể nói sẽ có cạnh tranh thực sự. Nhiều chuyên gia phân tích, với hiện trạng này, giá điện chào bán của các nhà máy chắc chắn sẽ không rẻ, thậm chí còn cao hơn giá EVN mua điện hiện nay.  

 

                                                                           Theo Báo Laodong 

Các tin khác


Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục