Hàng Việt Nam đã đủ sức bước ra thị trường nước ngoài một cách độc lập? Ảnh:TL

Hàng Việt Nam đã đủ sức bước ra thị trường nước ngoài một cách độc lập? Ảnh:TL

“Trong những năm gần đây, một số hàng hoá của doanh nghiệp Việt đã xây dựng được thương hiệu riêng trong nước, nhưng vẫn chưa đủ sức bước ra thị trường nước ngoài một cách độc lập, nhất là những thị trường khó tính như EU và Mỹ”.

Ông Nguyễn Thanh Mỹ, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài cho biết như vậy.

Năm 2010, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 71,6 tỉ USD, 9 tháng đầu năm 2011 xuất khẩu đạt 70 tỉ USD. Đây là một con số khá cao, nhưng thực tế hiện nay ở nước ngoài ít gặp nhãn hiệu hàng hoá Việt Nam, bởi hàng xuất khẩu của Việt Nam đa phần là làm gia công cho nước ngoài, hoặc cung cấp nguyên liệu ở dạng thô.

Cộng đồng người Việt có mặt tại 103 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó tập trung đông ở các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU và Đông Âu. Tuy nhiên, có một nghịch lý là phần lớn hàng hoá mà kiều bào ta đang kinh doanh và phân phối lại là hàng Trung Quốc, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ..., còn hàng Việt Nam muốn thâm nhập các thị trường này lại gặp rất nhiều khó khăn. Theo các doanh nhân Việt kiều có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc hàng Việt Nam chưa có chỗ đứng ở nước ngoài.

Ít mẫu mã, chưa đầu tư nhiều cho khâu thiết kế


Theo nhiều người nhận xét,  hàng Việt xuất khẩu vẫn chưa được đầu tư nhiều về khâu thiết kế, sáng tạo mẫu.  Một hội viên Việt kiều kinh doanh chuỗi cửa hàng tiện ích ở Châu Âu cho biết: “Càphê Trung Nguyên G7 chất lượng tốt, giá rẻ nhưng bán ra được rất ít. Trong khi đó Nescafé lại tiêu thụ mạnh. Nguyên nhân có thể do càphê Trung Nguyên dùng kí hiệu G7 làm người dân Châu Âu dễ liên tưởng đến sắt thép, hoá chất, chất tẩy… chứ không phải đồ uống thơm ngon”. Vẫn là câu chuyện về càphê, thời tiết bên Châu Âu lạnh, thay vì in trên bao bì cốc càphê nóng ấm thì doanh nghiệp Việt Nam lại chọn thiết kế hình cốc càphê có viên đá lạnh vốn chỉ thích hợp cho các nước nhiệt đới.

Điều này làm tính hấp dẫn của sản phẩm bị giảm đáng kể.  Một mẫu bao bì sản phẩm gạo Việt Nam  xuất khẩu sang thị trường Châu Âu in hình cô gái không cười và tay đang ôm bụng. Hình ảnh như vậy dễ gây ra hiểu lầm là ăn gạo xong bị đau bụng. Nếu doanh nghiệp thiết kế  thành ảnh cô gái Việt Nam đội nón lá, tay cầm bó lúa và cười thì có lẽ bao bì sản phẩm vừa đẹp vừa ý nghĩa. Hiện nay các nước phát triển đang hướng tới các sản phẩm thân thiện với môi trường, mang đậm bản sắc vượt trội của vùng địa lý. Nhãn hiệu hàng Việt đa phần chưa thể hiện được điều đó, còn xấu, cẩu thả  và chưa tạo được sự khác biệt. Vì vậy,  các nhà kinh doanh đa phần chọn hàng Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ… để bán vì giá thành rẻ, mẫu mã đẹp và phong phú, được nhiều người tiêu dùng ưa thích.

Thiếu hiểu biết về  thị trường

Muốn sản xuất và xuất khẩu hàng hoá sang thị trường nào phải hiểu được người dân và thị trường ở đó muốn gì, thích gì từ vùng địa lý sản xuất hàng. Ví dụ, người Châu Âu và người Mỹ không ưa chuộng nước hoa, sữa tắm, dầu gội đầu, kem dưỡng da... sản xuất từ châu Á vì công nghiệp hoá mỹ phẩm Châu Âu và Mỹ đã vượt trội. Họ rất thích các sản phẩm vải, lụa tơ tằm Châu Á... hoặc những sản phẩm nông nghiệp của vùng nhiệt đới như lúa gạo, chuối, cam, dứa, dừa, lạc vừng... Vì vậy, các mặt hàng thực phẩm, hoa quả có thể trở thành thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, những mặt hàng này cũng phải chế biến phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng. 

Nhiều người Châu Âu, Mỹ  quá cân, béo phì nên thích ăn hoa quả tăng chất vitamin. Theo ông Phạm Ngọc Chu - Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Hungary nói:  “Người Châu Âu rất thích ăn hoa quả sấy khô (mứt). Việt Nam là đất nước có rất nhiều trái cây nhưng sản phẩm tươi và sấy khô rất ít có mặt trên thị trường Châu Âu. Mít sấy khô Việt Nam cứng như đá, loại nào không cứng như mứt dừa, kẹo dừa thì dai như dây đồng dứt mãi mới ra. Người Châu Âu răng yếu hơn dân Châu Á cho nên họ thích ăn giòn tan, ít chất béo”. Có người nhận xét: “Bộ bàn ghế gỗ khảm trai khá đẹp, giá thành cũng không phải quá đắt so với mức sống của người Châu Âu, nhưng khi ngồi vào đau lưng quá. Đến cơ sở sản xuất gốm sứ thì toàn bán bát ăn cơm và chén nước chè, không phù hợp với thói quen sử dụng của người Châu Âu…”

Một điểm yếu nữa  của nhiều doanh nhân Việt là chào bán những cái mình có mà không biết người ta cần gì hay loại hàng nào bán được nhiều. Một doanh nhân Việt kiều khuyên các nhà sản xuất Việt Nam nên nghiên cứu chú trọng làm ra những sản phẩm tiêu thụ đại chúng, nhiều người mua, nhiều người dùng và dùng liên tục. Trong cuộc sống hàng ngày, con người dùng rất nhiều sản phẩm đơn giản, thải hồi nhanh, tiêu thụ số lượng lớn như găng tay, khăn lau, dép mùa hè, mùa đông, đồ chải, đồ lót... Ví dụ, một đôi tất sẽ dùng nhiều và vứt đi nhanh hơn  là chiếc áo sơ-mi, một gói bột canh sẽ dùng nhiều và thường xuyên hơn là gói mì ăn liền, một cốc sứ sẽ vứt đi nhanh hơn lọ hoa sứ, v.v… Hàng xuất khẩu của Việt Nam có những sản phẩm rất đẹp, làm rất công phu, nhưng rất ít người mua, nếu họ có mua thì không biết đến bao giờ mới mua tiếp lần thứ hai như những lọ hoa bằng đá, tượng khắc gỗ, tranh sơn mài, thêu...

Chưa có kênh phân phối hợp lý

Ông Nguyễn Thanh Mỹ, Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài nhận xét: “Sai lầm của nhà sản xuất Việt Nam là thích sản xuất hàng loạt rồi đem bán lại cho nhà bán sỉ, chứ ít nghĩ đến việc tự mình đi phân phối bán hàng. Các khâu dịch vụ bán hàng như mở hệ thống bán hàng, dịch vụ hậu mãi, dịch vụ lưu kho cũng còn yếu, đó là còn chưa tính đến khó khăn về vốn, về địa điểm bán hàng”.

Do hạn chế về tài chính nên doanh nghiệp Việt Nam khó  mở văn phòng đại lý hoặc có những kênh phân phối lớn ở nước ngoài, nhất là ở thị trường Châu Âu và Mỹ, nơi mà doanh nghiệp  phải chịu đủ các loại chi phí hàng ngày rất lớn, phải chịu áp lực cạnh tranh cao với các mặt hàng khác, với các chợ, các trung tâm thương mại, các siêu thị, các tập đoàn thương mại khổng lồ khác. Ngay cả khi có địa chỉ liên lạc, có văn phòng giao dịch mới chỉ là bước đầu, còn các bước tiếp theo như mang hàng đi chào, đi bán, đi tìm khách hàng là một quãng đường dài đầy khó khăn gian khổ. Bên cạnh đó, các công ty trong nước cũng không dễ kiếm người đi làm đại diện ở nước ngoài có trình độ về thị trường, về kinh doanh, về chào hàng, giao tiếp, đàm phán...

Để bán được  hàng Việt

Có rất nhiều giải pháp được nêu ra, như: sản phẩm chất lượng đảm bảo, giá cả vừa phải, hiểu biết thị trường, mẫu mã bao bì và chiến lược phân phối, tìm được đối tác phù hợp, dỡ bỏ các rào cản thủ tục... nhưng đây là yêu cầu chung cho hàng hoá xuất khẩu của mọi quốc gia. Vì vậy, ngoài những yếu tố trên, việc tìm kiếm các thị trường có khả năng tiêu thụ và tận dụng cơ hội thị trường cũng rất quan trọng. Ông Chu Văn Dân (Hội Doanh nghiệp nhỏ & vừa Việt Nam  tại Cộng hòa  Séc) cho biết các nước Đông Âu, phần lớn là  các nước XHCN cũ nay chuyển sang hệ thống kinh tế thị trường, còn có sự mất cân bằng của hệ thống điều phối hàng hoá dẫn đến sự thiếu hụt của một số loại hàng  hoá như: hàng gia dụng, hàng thủ công, hàng  có xuất xứ từ các vùng thổ nhưỡng, những sản phẩm thuộc về nông lâm thủy hải sản. Ông Trần Đăng Trung, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà doanh nghiệp Việt Nam tại Liên bang Nga  cũng cho biết Nga là thị trường lớn nhưng chưa phát triển về công nghiệp nhẹ. Do đó quần áo, giày dép và đồ ăn nhanh tiêu thụ khá tốt ở Nga. Ông Lê Thanh Bình, Trưởng đại diện Hội Người Việt Nam ở Ba Lan  nói các mặt hàng Việt Nam đang được Ba Lan ưa chuộng là hàng dệt kim và thực phẩm. Như vậy có thể thấy, đầu tư vào lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng, thực phẩm là hướng đi triển vọng cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Một vấn đề đáng chú ý nữa là hiện nay ở nhiều nước trên thế giới, hàng hoá Trung Quốc hay bị chê vì kém chất lượng, hại sức khỏe con người, tổn hại môi trường, nhưng thế giới vẫn phải tiêu thụ hàng Trung Quốc vì  chưa tìm ra loại mặt hàng khác thay thế. Vì vậy, đây là cơ hội tốt cho các nhà sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam. Một doanh nhân Việt kiều nói: “Hệ thống cửa hàng của tôi bày bán những mặt hàng cùng chủng loại đặt song song với hàng Trung Quốc thì thấy dân bản xứ mua đồ của ta hơn của Trung Quốc như mì ăn liền, hoa quả hộp, chè xanh, cao sao vàng, tăm tre...”

Ông Phạm Ngọc Chu khẳng định: “Đại đa số các doanh nghiệp Việt Nam không tiêu thụ hàng Việt Nam không phải vì chúng tôi không yêu hàng Việt Nam, không yêu nước Việt Nam. Chúng tôi rất yêu Việt Nam, nhưng mang hàng Việt Nam đi thì rất khó bán, có bán được nhưng doanh thu không cao”.  Gần 4 triệu người Việt Nam ở nước ngoài, trong đó có nhiều doanh nhân luôn mong muốn đưa được hàng Việt ra thế giới. Các doanh nghiệp trong nước nên tham khảo ý kiến của họ và cùng hợp tác để đẩy nhanh việc đưa hàng Việt ra thị trường thế giới.  

Các tin khác


Huyện Lạc Thuỷ huy động trên 137 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Thuỷ, trong quý I/2024, tổng nguồn vốn huy động thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện là 137,3 tỷ đồng.

Huyện Mai Châu chủ động phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi

Thời tiết đang chuyển sang nắng nóng, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các loại dịch bệnh trên đàn vật nuôi. UBND huyện Mai Châu đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp các địa phương chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống, giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh gây ra cho đàn vật nuôi.

Quý I, giải ngân vốn đầu tư công ước đạt 15% kế hoạch

Kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước năm 2024 của tỉnh Hòa Bình được Thủ tướng Chính phủ giao 3.430,661 tỷ đồng. Số vốn được HĐND tỉnh thông qua là 3.763,925 tỷ đồng và đã được UBND tỉnh giao chi tiết đến các dự án đạt 100% kế hoạch vốn giao.

Xuất khẩu trên 7 tấn ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc

Ngày 28/3, Sở NN&PTNT phối hợp với Công ty TNHH Đầu tư thương mại Tiến Ngân - TP Hòa Bình (Công ty Tiến Ngân); Công ty Tomas Trade Co.ltd (Hàn Quốc) tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả chuỗi sản xuất - xuất khẩu sản phẩm ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc và xuất khẩu 7,5 tấn ớt muối chua sang thị trường này.

Tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập và hợp tác quốc tế

Chiều 28/3, tại Sở Thông tin và Truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập và hợp tác quốc tế. Dự hội nghị có đồng chí Triệu Minh Long, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Thông tin và Truyền thông.

Huyện Kim Bôi dồn sức thực hiện công tác quy hoạch

"Hiện nay, huyện Kim Bôi đang tổ chức lập 23 đồ án quy hoạch (ĐAQH) gồm: ĐAQH chung đô thị Bo huyện Kim Bôi đến năm 2045; 20 ĐAQH phân khu và 1 ĐAQH chi tiết; UBND các xã tổ chức lập 12 ĐAQH chi tiết điểm dân cư nông thôn. Huyện xác định, sau khi được phê duyệt, các đồ án nói trên sẽ thúc đẩy phát triển KT-XH, làm cơ sở để kêu gọi, thu hút đầu tư, là công cụ pháp lý quan trọng để quản lý và huy động các nguồn lực phát triển...”- đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục