Một số hộ dân xã Đa Phúc (Yên Thủy) vẫn để trâu, bò chịu giá rét.

Một số hộ dân xã Đa Phúc (Yên Thủy) vẫn để trâu, bò chịu giá rét.

(HBĐT) - Theo thống kê của UBND huyện Yên Thủy, tính đến ngày 12/2, cả huyện đã có 110 con trâu, bò bị chết. Trong đó, xã Đa Phúc có trâu, bò chết nhiều nhất với 57 con. Đánh giá chung của huyện, nguyên nhân chủ yếu là do một số hộ dân chưa thật sự chủ động phòng - chống rét cho trâu, bò dẫn đến tình trạng gia súc chết rét.

 

Trở về Đa Phúc (Yên Thủy) sau Tết Nhâm Thìn chừng gần 1 tháng, trên đồng ruộng thỉnh thoảng có vài người nông dân đã ra đồng lao động sản xuất. Tuy vậy, cảm nhận không khí đón Tết, vui xuân của đa số người dân ở đây dường như vẫn còn đây đó. Trên ngôi nhà sàn gió lùa tứ phía, tiếp giáp với trục đường chính, ông Bùi Văn Khiên, xóm Tung, xã Đa Phúc vừa rót nước chè mời khách, vừa than thở: Từ cuối năm ngoái đến nay, gia đình tôi đã mất 2 con trâu, trong đó có 1 trâu mẹ và 1 nghé, thiệt hại về kinh tế khoảng 15 triệu đồng. Trước Tết, do rét quá, trâu mẹ lăn ra chết. Đến mồng 3 tết, một con nghé không chịu được rét cũng mất theo. Cũng theo ông Bùi Văn Khiên, hiện gia đình chỉ còn một con nghé 3 năm tuổi đành phải gửi nhà cạnh đó cùng mấy con khác của hàng xóm cho có đàn. Hơn nữa, chuồng trại bên đó được quây bạt tốt hơn và để nghé chịu qua cái rét này. Được biết, gia đình ông Bùi Văn Khiên chỉ có 2 vợ chồng già ở với nhau, các con trưởng thành ra ở riêng. Một năm thu nhập từ trồng mía, lúa và các cây hoa màu khác của cả gia đình thu nhập không quá 10 triệu đồng. ấy vậy, chưa đầy tháng, cả nhà đã mất 2 con trâu khiến cho kinh tế nhà ông vô cùng khó khăn.

 

Theo chân ông Bùi Văn Loan, cán bộ Văn phòng UBND xã Đa Phúc, đến những nhà có trâu, bò khác. Thực trạng một số hộ gia đình đã quan tâm chuồng trại quây kín nhưng cũng có một số hộ gia đình vẫn chủ quan không quan tâm che chắn, mặc cho trâu, bò chịu giá rét cả ngày lẫn đêm. Là một xã có giao thông khá thuận tiện, cách trung tâm huyện chừng vài cây số, đời sống người dân không đến nỗi khó khăn như một số xã khác, tuy nhiên, theo thông báo của của huyện Yên Thủy, trong đợt rét vừa qua, toàn xã Đa Phúc đã có 57 trâu, bò chết, trong đó có 8 con là chết bệnh, còn lại là chết rét, chiếm hơn  50% so với cả huyện. Không những vậy, số trâu, bò chết đa số là nghé và bê. ở Đa Phúc thì ngược lại, số trâu, bò chết

lại tập trung chủ yếu là trâu mẹ, gây thiệt hại về kinh tế cao hơn nhiều so với các xã khác. Theo bà Bùi Thị Kim Cúc, Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Thủy, rút kinh nghiệm của đợt rét đầu năm 2011, toàn huyện có trên 600 con trâu, bò bị chết. Vì vậy, ngay từ cuối năm 2011, các đơn vị chức năng của huyện đã tổ chức nhiều đoàn đi khảo sát và đánh giá tình hình tiêm phòng, công tác chống đói, rét cho đàn gia cầm, gia súc của huyện. Đến các xã, đoàn công tác đều chủ động tuyên truyền, chỉ đạo các xã và trực tiếp người  dân quan tâm đặc biệt đến phòng-chống rét cho gia súc. Tuy vậy, một số hộ dân chưa thực sự có ý thức quan tâm đến phòng-chống rét cho trâu, bò của gia đình mình. Hơn nữa, thức ăn cho trâu, bò cũng chưa được người dân thật sự chủ động nên dù có che chắn chuồng trại tốt nhưng không đảm bảo dinh dưỡng dẫn đến tình trạng gia súc chết. Cũng theo bà Bùi Thị Kim Cúc, trong thời gian tới, thời tiết vẫn có xu hướng rét đậm kéo dài, UBND huyện Yên Thủy đã chỉ đạo chính quyền các xã, thị trấn tập trung tuyên truyền về chăm sóc đàn gia súc. Qua đó để người dân nâng cao ý thức, hạn chế tình trạng trâu, bò chết, ảnh hưởng đến kinh tế của hộ nông dân cũng như kinh tế trên toàn huyện.

 

 

                                                                          Hồng Trung

 

Các tin khác


Thúc đẩy phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể

Kinh tế hợp tác không chỉ giúp ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh mà còn tạo việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo, ổn định đời sống của thành viên. Thời gian qua, xác định vai trò và tầm quan trọng của phát triển kinh tế tập thể (KTTT), trên cơ sở các quy định của Trung ương, tỉnh Hòa Bình đã kịp thời ban hành các chính sách hỗ trợ, tạo động lực thúc đẩy KTTT phát triển. Qua đó đóng góp quan trọng vào phát triển KT-XH của địa phương.

Hiệu quả từ trồng dưa - theo tiêu chuẩn VietGAP ở xã Mai Hạ

Những năm qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) nỗ lực thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện cuộc sống, thu nhập cho người dân. Trong đó phải nói đến trồng dưa hấu theo tiêu chuẩn VietGAP đã giúp người dân địa phương bước vươn lên thoát nghèo.

Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương ký kết giao ước thi đua năm 2024

Sáng 12/4, Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương tổ chức hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2024. 

Tháo gỡ đầu ra cho cây gai xanh

Chậm thu mua, chậm thanh toán … ! Đó là thực trạng chung đối với các hộ liên kết trồng cây gai xanh trên địa bàn tỉnh. Nguyên nhân do kinh tế suy thoái nên các doanh nghiệp khó khăn trong việc thu mua, "đầu ra” không ổn định. Từ thực tế đó, người dân mong muốn chính quyền địa phương và các sở, ngành chức năng phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp thực hiện nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn về đầu ra cho cây gai xanh. Qua đó đảm bảo nguồn cung, cầu ổn định, tạo điều kiện cho các hộ trồng gai xanh yên tâm phát triển và nâng cao giá trị cây trồng.

Bền bỉ vượt khó cùng vốn ưu đãi

Với sự đồng hành và hỗ trợ đa chiều của vốn tín dụng chính sách (TDCS) đã viết nên nhiều câu chuyện về hành trình vượt lên nghèo, đói của không ít hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Huyện Lạc Sơn có trên 5.200 cơ sở sản xuất, kinh doanh ngành nghề nông thôn

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn về phát triển ngành nghề nông thôn, hiện nay toàn huyện có 5.267 cơ sở sản xuất, kinh doanh lĩnh vực ngành nghề nông thôn, thu hút trên 8.500 lao động thường xuyên. Một số nghề phát triển như: sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may, cơ khí nhỏ, dịch vụ vận tải hàng hóa, chế biến lâm sản, các nghề dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống người dân nông thôn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục