Cán bộ Công ty CP Đầu tư và Xây dựng công trình 222 và Hạt Giao thông số 4 kiểm tra, rà soát xây dựng phương án xử lý các vị trí có nguy cơ sạt lở trên QL 6, đoạn qua huyện Mai Châu.

Cán bộ Công ty CP Đầu tư và Xây dựng công trình 222 và Hạt Giao thông số 4 kiểm tra, rà soát xây dựng phương án xử lý các vị trí có nguy cơ sạt lở trên QL 6, đoạn qua huyện Mai Châu.

(HBĐT) - “Đã có những biểu hiện bất thường của thời tiết. Rét đậm, bão sớm, nắng nóng rồi giảm đột ngột gây ra lốc xoáy, mưa đá. Không nặng nề như một số tỉnh khác nhưng tại một số nơi như TP Hòa Bình, Đà Bắc, Tân Lạc, Mai Châu đã có mưa đá, gió lốc gây nên những thiệt hại ban đầu về tài sản của người dân và hoa màu” - Phó GĐ Sở NN&PTNT Quách Tự Hải khái quát diễn biến cực đoan của thời tiết từ đầu năm đến nay.

 

Thực tế trên địa bàn tỉnh, những nguy cơ tiềm ẩn về sạt lở đất, đá vẫn thường trực. Mặc dù chưa bước vào mùa mưa, vào đầu tháng 2, tại km 138+ 750, QL 6 đã xảy ra vụ sạt lở đất, đá lớn, phức tạp đã làm chết 2 người và ách tắc giao thông nhiều ngày, đặt ra vấn đề tiềm ẩn sạt lở trên các tuyến đường vùng cao huyết mạch qua địa bàn lên Tây Bắc. Theo điều tra sơ bộ của cơ quan chức năng, trên tuyến QL 6 qua địa bàn tỉnh có hàng chục vị trí nguy cơ sạt lở rất lớn mà như người ta nói là  bẫy đá trên đầu có thể sụp xuống bất cứ lúc nào, nhất là mùa mưa bão đang đến gần. Ngay tại Khu tái định cư Phiêng Sa, xã Đồng Bảng (Mai Châu) đã xuất hiện vết nứt lớn và dài, cần có phương án di dời khẩn cấp để bảo vệ tính mạng và tài sản người dân. Theo thống kê của thường trực BCH PCLB&TKCN tỉnh, hậu quả do mưa lũ, thiên tai gây ra những năm gần đây rất nặng nề. Chỉ trong năm 2011, mặc dù mưa bão diễn ra không nhiều, phức tạp trên địa bàn tỉnh cũng đã xảy ra lốc xoáy ở các huyện Kỳ Sơn, Đà Bắc, Lạc Sơn, Lạc Thủy, Yên Thủy, Mai Châu làm tốc mái hàng trăm nhà, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống nhân dân. Riêng hậu quả cơn bão số 2 năm 2011 đã làm tốc mái và hư hỏng 19 nhà dân tại các xã Hiền Lương, Tân Dân, Trung Thành, Tân Pheo (Đà Bắc). Năm 2011, thiên tai, thời tiết đã làm chết 3 người, trong đó có 2 người ở xã Vĩnh Đồng bị lũ cuốn trôi, 1 người ở huyện Đà Bắc do bị lật thuyền, 1 người bị thương vì sét đánh; mưa, bão đã làm đổ, tốc mái hàng chục mái nhà khiến hàng trăm ha lúa, hoa màu bị thiệt hại. ước thiệt hại do thiên tai gây ra năm 2011 khoảng 10 tỷ đồng. Nguy cơ mưa lũ, sạt lở, ngập ngúng thì thường trực, trong khi đó, công tác PCLB ở tỉnh vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra như: ý thức phòng tránh thiên tai của người dân còn hạn chế; tính chủ động triển khai các phương án PCLB ở một số nơi chưa thực sự phát huy hiệu quả, việc thực hiện các quy định của pháp luật về PCLB còn bị xem nhẹ, một số nơi người dân còn ở ven khe suối, ven đồi núi; phương án bảo bảo đảm cho các công trình thủy lợi chưa thực sự được coi trọng...

 

Trung tuần tháng 2/2012, đã xảy ra vụ sạt lở đất, đá nghiêm trọng tại km 138+750 QL 6, làm chết 2 người, ách tắc giao thông nhiều ngày. Tuyến QL 6 qua địa bàn còn tiềm ẩn nguy cơ sạt lở cao khi bước vào mùa mưa bão 2012.                                                                                   

 

Theo BCH PCLB&TKCN tỉnh, vấn đề cấp bách hiện nay cần khẩn trương kiện toàn các BCH PCLB các cấp ngành, địa phương triển khai các phương án cụ thể theo phương châm  bốn tại chỗ. Các địa phương cần rà soát vận động người dân sinh sống ở các khu vực ven sông, suối, đồi núi có nguy cơ sạt lở cao thực hiện các phương án di dời. Đối với các công trình xây dựng, đặc biệt là các công trình thủy lợi, kè sông phải hoàn thành các hạng mục vượt lũ trước lũ tiểu mãn và phải có phương án bảo vệ và giải pháp ứng phó khi mưa lũ lớn xảy ra. Chuẩn bị sẵn sàng nhân lực, vật tư, phương tiện, máy móc để có thể ứng phó với các tình huống xấu do mưa lũ gây ra. Đối với hệ thống giao thông, do đặc điểm địa hình núi cao, hạ tầng chưa đồng bộ tiềm ẩn nhiều nguy cơ sạt lở lớn cần khẩn trưởng rà soát những vị trí xung yếu, nguy cơ sạt lở cao có phương án phân luồng, giải quyết ách tắc do sạt lở đất đá, ngập úng, bảo đảm giao thông liên tục thông suốt. Không lơ là, chủ quan, chuẩn bị các phương án chu đáo, sát thực tế cũng là thực hiện tốt phương châm Chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục nhanh chóng và có hiệu quả, trong đó lấy phòng, tránh là chính, giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, bảo vệ tính mạng và tài sản của người dân.

 

 

                                                            Lê Chung - Đức Phượng

 

 

Các tin khác


Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Giá vàng sáng 22/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng 22/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty kinh doanh vàng như sau:

500 đoàn viên, người lao động tham dự hội chợ việc làm huyện Đà Bắc

Trung tâm Lao động ngoài nước, Bộ LĐ-TB&XH phối hợp Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hoà Bình, UBND huyện Đà Bắc vừa tổ chức hội chợ việc làm. 500 đoàn viên thanh viên, người lao động đến từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã tham dự.

Giá vàng sáng 21/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 21/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty vàng như sau:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục