Nhiều mô hình sinh kế từ nguồn vốn dự án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà bước đầu có hiệu quả. Trong ảnh: Một hộ dân xóm Sơn Phú, xã Cao Sơn được hỗ trợ con giống từ mô hình.

Nhiều mô hình sinh kế từ nguồn vốn dự án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà bước đầu có hiệu quả. Trong ảnh: Một hộ dân xóm Sơn Phú, xã Cao Sơn được hỗ trợ con giống từ mô hình.

(HBĐT) - Đời sống của người dân vùng chuyển dân sông Đà trên địa bàn huyện Đà Bắc hiện còn không ít khó khăn. Mặc dù hạ tầng cơ sở đã cơ bản đáp ứng, song phát triển kinh tế còn chậm, hộ nghèo chiếm tỷ lệ cao. Nhằm từng bước ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng hồ sông Đà, nhiều mô hình sinh kế từ nguồn vốn dự án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà đã được triển khai, bước đầu mang lại hiệu quả.

 

Cao Sơn, Hiền Lương, Mường Chiềng, Vầy Nưa, Hào Lý, Tiền Phong, Tu Lý và thị trấn Đà Bắc là những địa phương tiếp nhận hộ di cư được triển khai hỗ trợ mô hình. Cùng với Mường Chiềng, Hào Lý, xã Cao Sơn được chọn làm mô hình chăn nuôi bò lai sind ở 3 xóm Sơn Phú, Sơn Lập, Nà Chiếu với tổng số 15 hộ được hỗ trợ. ông Triệu Phúc Thi, Chủ tịch UBND xã Cao Sơn chia sẻ: Đến nay vừa tròn 1 năm, hộ di cư ở 3 xóm hưởng lợi được dự án hỗ trợ phát triển mô hình. Từ chỗ được hỗ trợ con giống, vật tư ban đầu và kiến thức, các hộ đã áp dụng vào thực tiễn sản xuất, tiếp cận mô hình chăn nuôi chất lượng cao, giúp tạo sản phẩm hàng hóa trong thời gian ngắn, góp phần nâng cao thu nhập.

 

Với đối tượng thụ hưởng, mô hình sinh kế đã khích lệ họ tích cực vươn lên thoát nghèo. Trường hợp ông Nguyễn Văn Tỉnh ở  xóm Sơn Phú là một thí dụ. ông Tỉnh cho biết: Năm 1983, ông cùng hàng chục hộ dân vùng hồ sông Đà về định cư tại miền đất mới này. Mãi đến năm 1999, các gia đình ở Sơn Phú mới được hưởng niềm vui có điện. Đời sống kinh tế dựa vào trồng trọt, chăn nuôi manh mún nên mức sống thấp, chưa có gì đột phá. Được hỗ trợ bò, các hộ ở đây rất vui, tích cực trồng cỏ, chăn nuôi bò theo đúng quy trình. ông Tỉnh tâm sự: dự án đã cho con giống, vật tư,  kể cả thuốc tiêm phòng bệnh, thức ăn cũng hỗ trợ một phần nên mình nhất định phải làm mô hình thật thành công. Khi bò mẹ sinh được bê con, giống sẽ được luân chuyển sang hộ khác để nhân rộng.

 

Tại các xã Hiền Lương, Hào Lý, Tu Lý và thị trấn Đà Bắc lại chọn chăn nuôi lợn thịt để xây dựng mô hình. Cũng với phương châm dự án hỗ trợ con giống, vật tư ban đầu và kỹ thuật, hộ thụ hưởng bỏ công chăm sóc và đảm bảo nguồn thức ăn, mô hình chăn nuôi lợn đã thu được kết quả khả quan. Từ chỗ mỗi hộ tham gia được hỗ trợ 2 con lợn giống đã xuất bán sau 4 tháng với trọng lượng đạt được của mỗi con từ 85 - 90 kg. Sản xuất còn được mở rộng thêm sau khi các hộ tái đầu tư chăn nuôi các lứa kế tiếp.

 

Một trong những mô hình đang được hỗ trợ đầu tư, thu lãi bước đầu tại xã Hiền Lương và Tiền Phong là mô hình nuôi cá chiên, cá rô phi đơn tính trên hồ. Theo bà Đinh Thị Im ở xóm Doi, xã Hiền Lương: Chỉ riêng hỗ trợ về giống và 2 lồng cá đã tới trên 50 triệu đồng. Là hộ đầu tiên làm mô hình nuôi cá chiên, bà không khỏi lo lắng, song với sự hướng dẫn kỹ thuật của cán bộ dự án, bà đã áp dụng chăm sóc, cho ăn, phòng bệnh đúng quy trình nên đàn cá phát triển tốt, đạt yêu cầu về sản lượng. Hiện, sau 6 tháng nuôi, cá chiên đã đạt trọng lượng trên dưới 1,5 kg, giá bán trên thị trường khoảng 400.000 đồng/kg. Bà Im dự kiến đến cuối năm 2012, khi cá đạt trọng lượng từ 3 - 4 kg là có thể xuất bán.

 

Theo ông  Nguyễn Hữu Mai, Trưởng BQL Dự án 135 kiêm dự án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà, hoàn thành công tác di chuyển dân năm 1989, huyện Đà Bắc có khoảng 4.000 hộ ở 13 xã phải di chuyển (hầu hết là chuyển vén tại chỗ). Năm 2011, dự án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng hồ sông Đà dành ưu tiên cho mô hình sinh kế, từng bước tháo gỡ khó khăn trong sản xuất nông - lâm nghiệp. Các mô hình được người dân phấn khởi đón nhận và thực hiện. Cho đến nay, dự án đã đầu tư hàng chục mô hình ở các xã với quy mô nhóm hộ bao gồm 190 triệu đồng/mô hình chăn nuôi bò lai sind, 40 triệu đồng/mô hình chăn nuôi lợn, 125 triệu đồng/mô hình nuôi cá lồng. Trong số đó, một số mô hình đã cho hiệu quả như chăn nuôi lợn thịt, cá rô phi. Dự án hy vọng cùng với hỗ trợ xây dựng hạ tầng cơ sở, các mô hình sinh kế sẽ cải thiện đáng kể về kinh tế, tạo ra những đổi thay bền vững giúp ổn định cuộc sống người dân di cư vùng hồ nơi đây.

       

 

                                                                     Bùi Minh              

 

Các tin khác


Huyện Lạc Thuỷ huy động trên 137 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Thuỷ, trong quý I/2024, tổng nguồn vốn huy động thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện là 137,3 tỷ đồng.

Huyện Mai Châu chủ động phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi

Thời tiết đang chuyển sang nắng nóng, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các loại dịch bệnh trên đàn vật nuôi. UBND huyện Mai Châu đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp các địa phương chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống, giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh gây ra cho đàn vật nuôi.

Quý I, giải ngân vốn đầu tư công ước đạt 15% kế hoạch

Kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước năm 2024 của tỉnh Hòa Bình được Thủ tướng Chính phủ giao 3.430,661 tỷ đồng. Số vốn được HĐND tỉnh thông qua là 3.763,925 tỷ đồng và đã được UBND tỉnh giao chi tiết đến các dự án đạt 100% kế hoạch vốn giao.

Xuất khẩu trên 7 tấn ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc

Ngày 28/3, Sở NN&PTNT phối hợp với Công ty TNHH Đầu tư thương mại Tiến Ngân - TP Hòa Bình (Công ty Tiến Ngân); Công ty Tomas Trade Co.ltd (Hàn Quốc) tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả chuỗi sản xuất - xuất khẩu sản phẩm ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc và xuất khẩu 7,5 tấn ớt muối chua sang thị trường này.

Tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập và hợp tác quốc tế

Chiều 28/3, tại Sở Thông tin và Truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập và hợp tác quốc tế. Dự hội nghị có đồng chí Triệu Minh Long, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Thông tin và Truyền thông.

Huyện Kim Bôi dồn sức thực hiện công tác quy hoạch

"Hiện nay, huyện Kim Bôi đang tổ chức lập 23 đồ án quy hoạch (ĐAQH) gồm: ĐAQH chung đô thị Bo huyện Kim Bôi đến năm 2045; 20 ĐAQH phân khu và 1 ĐAQH chi tiết; UBND các xã tổ chức lập 12 ĐAQH chi tiết điểm dân cư nông thôn. Huyện xác định, sau khi được phê duyệt, các đồ án nói trên sẽ thúc đẩy phát triển KT-XH, làm cơ sở để kêu gọi, thu hút đầu tư, là công cụ pháp lý quan trọng để quản lý và huy động các nguồn lực phát triển...”- đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục