Thống đốc Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư số 21/2012/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay, đi vay; mua bán có kỳ hạn giấy tờ có giá giữa các tổ chức tín dụng, chính nhánh ngân hàng nước ngoài.

 

Theo Ngân hàng Nhà nước, Thông tư này quy định về hoạt động liên ngân hàng, tạo khung pháp lý mới, khắc phục những vấn đề còn bất cập hiện nay.

Thông tư 21 nêu rõ, lãi suất cho vay, mua, bán giấy tờ có giá sẽ do các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tự thỏa thuận. Tuy nhiên, trong trường hợp hoạt động ngân hàng có diễn biến bất thường, Ngân hàng Nhà nước sẽ quy định lãi suất cho vay liên ngân hàng để các tổ chức thực hiện.

Các giao dịch cho vay, đi vay và mua, bán có kỳ hạn phải được lập thành hợp đồng. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thực hiện trích lập dự phòng rủi ro với hoạt động cho vay, mua có kỳ hạn giấy tờ có giá theo quy định hiện hành.

Hoạt động chỉ được thực hiện thông qua trụ sở chính của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và được dùng để bù đắp thiếu hụt tạm thời dự trữ bắt buộc, khả năng chi trả và cân đối vốn trong ngắn hạn. Thời gian giao dịch theo quy định là dưới 1 năm.

Đáng chú ý, Thông tư 21 cũng quy định, các tổ chức tín dụng muốn được giao dịch liên ngân hàng phải không có các khoản nợ quá hạn đối với các giao dịch liên ngân hàng từ 10 ngày trở lên tại thời điểm thực hiện giao dịch (đối với bên đi vay).

Thông tư cũng quy định, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được gửi tiền, nhận tiền gửi (trừ tiền thanh toán) tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác.

Ngoài ra, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thực hiện trích lập dự phòng rủi ro với hoạt động cho vay, mua có kỳ hạn giấy tờ có giá.

Theo Ngân hàng Nhà nước, do quy chế vay vốn giữa các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo quyết định 1310 đã thực hiện gần 11 năm nên không còn phù hợp với tình hình thực tiễn, do vậy cần có thông tư mới thay thế.

Ngân hàng Nhà nước cho hay, Thông tư mới sẽ tạo bước phát triển cho các giao dịch trên thị trường liên ngân hàng, đáp ứng kịp yêu cầu phát triển của thị trường trên cơ sở công khai, minh bạch, hiệu quả, an toàn trong hoạt động và tuân thủ đúng quy định của pháp luật./.

 

                                                                           Theo TTXVN


Các tin khác


Thúc đẩy phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể

Kinh tế hợp tác không chỉ giúp ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh mà còn tạo việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo, ổn định đời sống của thành viên. Thời gian qua, xác định vai trò và tầm quan trọng của phát triển kinh tế tập thể (KTTT), trên cơ sở các quy định của Trung ương, tỉnh Hòa Bình đã kịp thời ban hành các chính sách hỗ trợ, tạo động lực thúc đẩy KTTT phát triển. Qua đó đóng góp quan trọng vào phát triển KT-XH của địa phương.

Hiệu quả từ trồng dưa - theo tiêu chuẩn VietGAP ở xã Mai Hạ

Những năm qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) nỗ lực thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện cuộc sống, thu nhập cho người dân. Trong đó phải nói đến trồng dưa hấu theo tiêu chuẩn VietGAP đã giúp người dân địa phương bước vươn lên thoát nghèo.

Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương ký kết giao ước thi đua năm 2024

Sáng 12/4, Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương tổ chức hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2024. 

Tháo gỡ đầu ra cho cây gai xanh

Chậm thu mua, chậm thanh toán … ! Đó là thực trạng chung đối với các hộ liên kết trồng cây gai xanh trên địa bàn tỉnh. Nguyên nhân do kinh tế suy thoái nên các doanh nghiệp khó khăn trong việc thu mua, "đầu ra” không ổn định. Từ thực tế đó, người dân mong muốn chính quyền địa phương và các sở, ngành chức năng phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp thực hiện nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn về đầu ra cho cây gai xanh. Qua đó đảm bảo nguồn cung, cầu ổn định, tạo điều kiện cho các hộ trồng gai xanh yên tâm phát triển và nâng cao giá trị cây trồng.

Bền bỉ vượt khó cùng vốn ưu đãi

Với sự đồng hành và hỗ trợ đa chiều của vốn tín dụng chính sách (TDCS) đã viết nên nhiều câu chuyện về hành trình vượt lên nghèo, đói của không ít hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Huyện Lạc Sơn có trên 5.200 cơ sở sản xuất, kinh doanh ngành nghề nông thôn

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn về phát triển ngành nghề nông thôn, hiện nay toàn huyện có 5.267 cơ sở sản xuất, kinh doanh lĩnh vực ngành nghề nông thôn, thu hút trên 8.500 lao động thường xuyên. Một số nghề phát triển như: sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may, cơ khí nhỏ, dịch vụ vận tải hàng hóa, chế biến lâm sản, các nghề dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống người dân nông thôn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục