Hiện nay, các làng xã tập trung xây dựng nhiều các nhà văn hóa trang bị sách, tài liệu và internet để phục vụ người nông dân (Ảnh: HNV)

Hiện nay, các làng xã tập trung xây dựng nhiều các nhà văn hóa trang bị sách, tài liệu và internet để phục vụ người nông dân (Ảnh: HNV)

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đang được đẩy mạnh trên khắp cả nước. Bộ mặt nông thôn nước ta đang có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn vẫn còn nhiều điều phải suy ngẫm.

 

Đó là chuyện được mùa mất giá; là tình trạng xuất nguyên liệu thô, không thương hiệu; là việc sản xuất còn lệ thuộc nhiều vào thiên nhiên, chạy theo trào lưu nuôi trồng vội vã, nhất thời rồi lúng túng và thất vọng khi không bán được sản phẩm...

Hệ lụy của những việc này là người nông dân tuy vất vả nhất, nhưng lại nhận được ít nhất trong chuỗi giá trị nông sản. Hay nói cách khác, chung quy lại mọi thất bát, thua thiệt vẫn đứng về phía người nông dân. Và, điều đó có cảm giác như người nông dân nói riêng, nền nông nghiệp nước ta nói chung đang bị chậm nhịp so với tốc độ phát triển chung của xã hội?

Sự cấp thiết để hiện đại hóa nền nông nghiệp đã được bàn thảo nhiều. Đảng có nhiều Nghị quyết quan trọng về nội dung này, đáng chú ý là Nghị quyết 26, Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghiệp - nông thôn - nông dân đã xác định: “Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia vững chắc và lâu dài”... Rồi kể cả việc triển khai rộng khắp Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 trên phạm vi cả nước trong bối cảnh hiện nay cũng nhằm một mục tiêu hướng tới công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn nước nhà. Chúng ta đã có những mô hình “cánh đồng mẫu lớn”; những dự án nhiều ngàn tỉ đồng để đào tạo nghề cho nông dân; những giải thưởng cho phát kiến mới từ đồng ruộng... Đã có những nhà khoa học miệt mài nghiên cứu giống cây trồng, vật nuôi mới, những nhà quản lý nông nghiệp tâm huyết, những thử nghiệm xây dựng thương hiệu nông sản Việt... Tất cả dồn sức vì một nền nông nghiệp, vì một bộ mặt nông thôn mới phù hợp với yêu cầu phát triển của thời đại mới.

Nhưng có lẽ, điều chưa làm được là thay đổi người nông dân, bắt đầu từ tư duy của họ về công việc và thành quả. Hiện đại hóa nông nghiệp không chỉ là đưa thêm giống mới vào nuôi trồng, mua thêm máy móc thiết bị mà còn phải giúp nông dân nâng cao tính chủ động trong công việc của mình, chủ động tạo ra nhiều giá trị gia tăng cho sản phẩm, chủ động hội nhập với nền nông nghiệp mới. Cần nâng cao tư duy về cách làm của người nông dân cũng như khả năng bắt nhịp với nền nông nghiệp hiện đại, làm sao để nông dân nước ta thoát khỏi cảnh “chân lấm tay bùn”, “một nắng hai sương”. Chỉ có bằng cách đào tạo họ thành những người chủ thực sự của công nghiệp hóa nông nghiệp, của khoa học hóa, công nghệ hóa, kỹ thuật hóa các quy trình sản xuất nông nghiệp.

Nhìn ra thế giới và khu vực, người ta thấy, khái niệm nông dân tại các quốc gia phát triển được hiểu là người đang quản lý hay điều hành một nông trại, mà ở đó, sự chọn lựa giống, sử dụng các thiết bị, thuê mướn lao động, kiểm soát dòng tiền, thời điểm bán hàng... đều được tính toán theo nhịp của thị trường trong nước và quốc tế. Họ là những người hiểu biết về thị trường và quản trị việc sản xuất, kinh doanh từ cánh đồng, trang trại của mình.

Do đó, để người nông dân Việt Nam làm được vậy, ngoài sự chung tay của cả cộng đồng, quá trình “hiện đại hóa” nông dân trong thời kỳ mới này phải được bắt đầu từ chính sự học của người nông dân nhằm bồi dưỡng những phẩm cách, những tư duy, nhận thức và tầm nhìn mới, để vươn tới những giá trị bền vững, bớt đi tư duy sản xuất kinh doanh theo kiểu “ăn xổi ở thì”. Sự học đó có thể khơi gợi và làm bùng cháy tinh thần doanh nhân trong mỗi người, giúp họ có thể làm chủ các kỹ năng quản trị, triết lý kinh doanh, các phương thức điều hành nông trại, mùa vụ một cách hiệu quả.

Việt Nam hiện nay đang có hàng chục triệu nông dân. Muốn có nền nông nghiệp mới - được công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập và đua tranh, việc này không chỉ đơn thuần là sắm máy cày và máy tính cho nông dân. Điều quan trọng hơn chính là cần phải tạo dựng cho nông dân một phong cách làm việc công nghiệp hóa; hiện đại hóa cách nghĩ để hình thành lực lượng nông dân mới đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển mới./.

 

                                                                  Theo Báo ĐCSVN

 

Các tin khác


Xây dựng thương hiệu gà Quyết Thắng

Là một trong những "thủ phủ” chăn nuôi gà ri lớn nhất của huyện Lạc Sơn, xã Quyết Thắng quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm xây dựng gà ri trở thành sản phẩm OCOP đặc trưng của địa phương, đưa chăn nuôi gà ri thành ngành kinh tế mũi nhọn, giúp người dân cải thiện thu nhập, giảm nghèo bền vững. Đồng thời giải quyết việc làm cho lao động địa phương, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Quý I, tổng Quỹ Hỗ trợ nông dân đạt trên 63,5 tỷ đồng

Trong quý I/2024, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh tích cực phối hợp với Hội Nông dân các huyện, thành phố tổ chức giải ngân vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân từ nguồn ngân sách của tỉnh cấp năm 2024.

3 tháng, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.306 tỷ đồng

Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, thu ngân sách Nhà nước của tỉnh ước thực hiện hết tháng 3/2024 đạt 1.306 tỷ đồng, bằng 32% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 23% so với chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh và bằng 153% so với cùng kỳ.

Toàn tỉnh có gần 5 nghìn lồng nuôi cá

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, tình hình sản xuất thủy sản trong tỉnh ổn định. Hiện toàn tỉnh có diện tích nuôi cá ao, nuôi cá ruộng là 2.695 ha (nuôi kết hợp ở các hồ thủy lợi 1,2 nghìn ha); số lồng nuôi cá có 4.987 lồng. Trong 3 tháng đầu năm 2024, sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.472 tấn; các cơ sở sản xuất được 9 triệu con cá giống các loại phục vụ cho sản xuất.

Triển vọng nghề nuôi dê núi ở vùng cao Đà Bắc

Tận dụng tiềm năng, lợi thế về bãi chăn thả, nguồn thức ăn, những năm qua, người dân trên địa bàn huyện Đà Bắc chú trọng chuyển đổi từ nuôi trâu, bò sang nuôi dê. Với ưu điểm "chỉ ăn cỏ, uống nước lã”, nuôi dê trở thành hướng đi đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục