Chênh lệch từ 2-3 triệu đồng/lượng giữa giá vàng quốc tế và trong nước là quá xa so với lời hứa sẽ đưa về mức chênh lệch 400.000 đồng/lượng của Thống đốc NHNN một năm trước. Nó làm dấy lên nghi ngờ về sự bất lực giải quyết tận gốc hậu quả của chính sách và sự quản lý vàng một thời bị buông lỏng.

Chính sách ngắn hạn trong quản lý kinh doanh vàng

Khoảng cách chênh quá xa giữa giá vàng trong nước và quốc tế khiến người tiêu dùng khó có thể chấp nhận.

Thị trường đầy rủi ro

Trong những ngày qua, thị trường vàng trong nước biến động khá mạnh, mạnh hơn cả thế giới, và đã lập đỉnh mới với mức 46 triệu đồng/lượng, đỉnh của giá vàng trong nước hơn 4 tháng vừa qua. Nhiều ý kiến cho rằng nguyên nhân là bởi tâm lý mua đón đầu xu hướng của một bộ phận người dân và nhà đầu tư.

Tuy nhiên cũng có phân tích cho rằng, nguyên nhân thực sự khiến giá vàng tăng mạnh như vậy là do nguồn cung thấp trong khi cầu, đặc biệt từ phía các NH, lại rất cao. Cty vàng SJC cho biết, số bán ra mỗi ngày của nhà vàng này vẫn nằm trong khoảng 5.000 - 6.000 lượng suốt 3 tuần qua. Cty Sacombank SBJ trong khi đó không tiết lộ con số chính xác nhưng cũng thừa nhận giao dịch có sôi động hơn hẳn so với bình thường.

Việc chuyển sang đầu tư vàng của người dân là dễ hiểu, bởi vàng vẫn là kênh đầu tư ưa thích, lại có tính thanh khoản cao. Tuy nhiên, theo TS. Lê Thẩm Dương, Trưởng khoa Quản trị kinh doanh, Đại học NH TPHCM cho rằng giá vàng tại thời điểm này không nằm trong một quá trình tăng bền vững, vì vậy, đầu tư vàng ngắn hạn, lướt sóng vào thời điểm này có thể chịu rủi ro. Bởi giá vàng trong nước lệ thuộc vào sự biến động của thị trường vàng thế giới - vốn phụ thuộc vào giới đầu cơ. Vàng tuy vẫn là hầm trú ẩn an toàn với ý nghĩa giữ tài sản, nhưng nếu xét với ý nghĩa đầu tư thì là lựa chọn không khôn ngoan" ông Dương nói.

Động lực nâng đỡ cho giá vàng quốc tế đang kỳ vọng tiếp tục sẽ dâng cao, và dự kiến vượt mốc 1.700USD/ounce trong khoảng 2 tuần tới, là gói định lượng QE3 mà giới đầu tư cho rằng có khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ đưa ra.

Bên cạnh đó, thông tin về việc NHTƯ Trung Quốc quyết định tăng mua vào thêm 6.000 tấn vàng cũng có ý nghĩa "trợ giá" cho giá vàng quốc tế. Dầu vậy, khả năng về một gói kích thích kinh tế từ Mỹ, Trung Quốc hay Châu Âu vẫn đang còn nằm trên bàn đàm phán của các nhà lãnh đạo, trong khi đó, việc điều chỉnh và bán tháo vàng của giới đầu cơ lại luôn khó lường.

Vẫn chỉ là đối phó

Mới đây, NHNN đã ban hành thông tư 24/2012/TT-NHNN sửa đổi và quy định về chấm dứt huy động và cho vay vốn bằng vàng của tổ chức tín dụng (TCTD). Trong thông tư mới, một điểm được bổ sung đó là trong trường hợp đặc biệt, để đảm bảo an toàn hoạt động NH, Thống đốc NHNN sẽ xem xét, quyết định việc thực hiện vay và cho vay bằng vàng giữa một số TCTD với nhau.

Quy định này được xem là mở ra một  "cửa sống" cho những TCTD đang gặp phải rủi ro kỳ hạn hiện hữu trong huy động và cho vay vàng. Việc ban hành thông tư mới này cho thấy một lần nữa NHNN phải nới lỏng quy định về quản lý rủi ro trong hệ thống NH.

Theo quan điểm của một số  chuyên gia thì chưa tính đến việc quy định như vậy liệu có tốt hay không nhưng một vấn đề có thể nhận thấy ở đây đó là đã có tình trạng không "nghe lời" của các NHTM dẫn đến nguy cơ gặp phải rủi ro. Bởi vì một câu hỏi đặt ra ở đây đó chính là việc chỉ sau 4 tháng khi TT 12 của NHNN có hiệu lực liệu có phải đã có NH không thực thi các quy định hoặc họ đã bán vàng của người gửi ở thời điểm giá thấp và bây giờ khi giá vàng đang lập đỉnh ở mức cao thì không thể mua lại số vàng đó khi thời hạn tất toán đang đến gần. NHNN đã liên tục gia hạn thời gian chấm dứt huy động vàng cho các NH.

Sự linh động này giúp các TCTD lựa chọn thời điểm thích hợp để cân bằng lượng vàng huy động và cho vay. Tuy nhiên, điều này đã không thể đúng "tiến độ" vì người dân vẫn giữ vàng khiến nguồn cung hạn chế, đồng thời giá vàng trong nước vẫn giữ ở mức cao so với giá vàng thế giới.

Tuy nhiên, với nhiều chuyên gia thì đây cũng chỉ là một cách làm đối phó, chắp vá quen thuộc chứ không tháo gỡ được vấn đề trạng thái âm của hệ thống. Việc cho phép các giao dịch vàng qua các NHTM là không hợp lý, bởi NHTM truyền thống chức năng giao dịch trên tiền mặt chứ không giao dịch trên kim loại quý trong đó có vàng. Vàng chỉ là một công cụ đảm bảo giá trị của đồng tiền và tất cả các hàng hóa khác

Bên cạnh đó, một câu hỏi quan trọng là làm sao để đưa lượng vàng dự trữ khổng lồ trong dân phục vụ phát triển kinh tế vẫn chưa có câu trả lời tối ưu. Đến thời điểm hiện nay, vàng dự trữ trong dân rất lớn, một số đánh giá đã ước tính số lượng vàng trong dân vào khoảng 500 tấn. Do đó, các chuyên gia cho rằng về lâu dài việc cho phép các giao dịch vàng qua các NHTM cần phải siết chặt, nhưng đồng thời cần sớm triển khai được đề án huy động vàng trong dân cũng như đưa ra những ứng xử phù hợp với thị trường vàng.

 

                                                                 Theo Báo Laodong

 

Các tin khác


Tháo gỡ vướng mắc giải phóng mặt bằng dự án khu đô thị mới Trung Minh A

(HBĐT) - Dự án khu đô thị mới (KĐTM) Trung Minh A là dự án trọng điểm của tỉnh. Trong quá trình triển khai gặp nhiều khó khăn, vướng mắc về giải phóng mặt bằng (GPMB), một số hộ dân không nhận tiền đền bù, hỗ trợ, không bàn giao mặt bằng, ngăn cản không cho chủ đầu tư thi công, ảnh hưởng lớn đến tiến độ triển khai dự án.

Xuất khẩu container mía trắng đầu tiên sang thị trường Hoa Kỳ

(HBĐT) - Ngày 19/3, Sở NN&PTNT, UBND huyện Lạc Sơn, Công ty TNHH Đầu tư thương mại (ĐTTM) Tiến Ngân (trụ sở tại phường Dân Chủ, TP Hoà Bình), Công ty TNHH Phát triển thương mại (PTTM) và Công nghệ sản xuất mới, Công ty Vina Agri Import Hoa Kỳ đã phối hợp tổ chức lễ xuất hàng chuyến conterner mía trắng đầu tiên sang thị trường Hoa Kỳ. Dự buổi lễ có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan;  lãnh đạo UBND huyện Lạc Sơn, phường Dân Chủ và đại diện đơn vị đối tác. 

 "Đồng hành cùng doanh nghiệp, người nông dân vì một nền nông nghiệp xanh, sạch, an toàn”

(HBĐT) - Tại huyện Mộc Châu, Học viện Nông nghiệp Việt Nam vừa tổ chức hội nghị "Đồng hành cùng doanh nghiệp, người nông dân vì một nền nông nghiệp xanh, sạch, an toàn”.

Triển vọng trồng cây gai xanh ở vùng cao Đà Bắc

(HBĐT) - Hai năm trước, cây gai xanh lần đầu tiên được trồng thử nghiệm ở huyện Đà Bắc với gần 20 hộ tham gia trồng, diện tích khoảng 8 ha. Đến nay, mô hình trồng gai xanh đem lại hiệu quả kinh tế khá, là hướng đi triển vọng trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở huyện vùng cao này.

Hỗ trợ sản xuất theo chuỗi - cơ hội cho hợp tác xã ngành hàng cá phát triển

(HBĐT) - Hiện nay, sản xuất theo chuỗi giá trị đang là lựa chọn số một của ngành nông nghiệp nhằm hướng tới mục tiêu nâng cao giá trị sản phẩm và phát triển bền vững. Bắt kịp xu thế đó, với tiềm năng, lợi thế vùng lòng hồ sông Đà, Liên minh HTX tỉnh đã đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ các HTX xây dựng mô hình theo chuỗi giá trị đối với ngành hàng cá, qua đó góp phần nâng cao giá trị sản phẩm "cá sông Đà" trên thị trường.

"Kích hoạt" công tác xuất khẩu lao động trong tình hình mới

(HBĐT) - Năm 2022, toàn tỉnh có 720 lao động được tuyển dụng đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, vượt 240% kế hoạch năm. Tuy nhiên, theo đánh giá của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), kết quả đạt được chưa bền vững, số lượng lao động của tỉnh đi làm việc ở nước ngoài còn thấp so với trung bình cả nước. Đồng thời, công tác tuyển dụng lao động cho các doanh nghiệp và xuất khẩu lao động (XKLĐ) còn gặp khó. Tháo gỡ những nút thắt trong xuất khẩu lao động

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục