Cán bộ Chi cục BVTV hướng dẫn người dân xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) phương pháp làm đất tối thiểu trong canh tác khoai tây.

Cán bộ Chi cục BVTV hướng dẫn người dân xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) phương pháp làm đất tối thiểu trong canh tác khoai tây.

(HBĐT) - Khoai tây là cây trồng phổ biến trong vụ đông ở nhiều tỉnh, thành phía Bắc, trong đó có tỉnh ta. ông Nguyễn Hồng Yến, Phó Chi cục trưởng Chi cục BVTV cho biết: Vụ đông 2011, Chi cục BVTV tỉnh đã làm mô hình điểm tại xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) với diện tích 1.000 m2, tạo được sự quan tâm nhất định từ phía chính quyền địa phương, đơn vị chức năng và nông dân các vùng lân cận.

 

Vụ đông năm nay, trồng khoai tây bằng phương pháp làm đất tối thiểu là lựa chọn phù hợp để các huyện như: Lạc Sơn, Lạc Thủy, Yên Thủy, Lương Sơn, Kim Bôi... giải quyết tốt vấn đề thời vụ, nâng cao hiệu quả SX vụ đông.

 

Theo đánh giá của ngành chức năng, trồng khoai tây bằng phương pháp làm đất tối thiểu sẽ giảm từ 30-50% công lao động, năng suất tăng 10-18%, giảm chi phí từ 5-12 triệu đồng/ha, hiệu quả kinh tế tăng 10-15 triệu đồng/ha so với phương pháp canh tác truyền thống. Về cơ bản, phương pháp mới này không khác so với phương pháp truyền thống về mùa vụ, mật độ, khoảng cách, nền phân bón. Tuy nhiên, nếu như phương pháp truyền thống đòi hỏi khắt khe về thời vụ và chất lượng nền đất, mất nhiều thời gian và công sức trong các khâu làm đất, lên luống, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch... thì phương pháp mới có những điểm khác biệt hoàn toàn: Thứ nhất, do mầm đặt nổi lên mặt đất, củ cũng phát triển trên mặt đất nên hình thức canh tác này không hề kén đất, hầu như mọi chân đất cấy lúa mùa đều trồng được khoai tây. Thứ hai, phương pháp này không cần cày bừa, lên luống mà chỉ cuốc rãnh hay dùng cày cày 1 xá để tạo thành rãnh thoát nước, khoảng cách luống tương tự cách làm cũ. Thứ ba, với việc sử dụng nguồn rơm rạ sau thu hoạch để làm vật liệu phủ luống, phương pháp này vừa tận dụng được nguồn phụ phẩm của vụ mùa, vừa có tác dụng trả lại độ dinh dưỡng quý giá cho đất. Ngoài ra, phương pháp mới còn có những lợi thế nhất định so với phương pháp cũ khi tiết kiệm được đáng kể thời gian, công sức, chi phí trong các khâu tưới nước (do lớp rơm rạ giữ ẩm khá tốt nên có thể giảm một nửa số lần tưới so với cách làm cũ, thường chỉ cần 3 lần tưới trong toàn vụ), bón phân (mỗi lần bón thúc chỉ cần rạch phần rơm rạ bón vào giữa hai gốc rồi phủ kín lại, tưới đủ ẩm để hòa tan phân bón), thu hoạch (do toàn bộ phần củ sẽ nổi lên mặt đất nên khi thu hoạch không cần cuốc, nhổ, chỉ cần cắt bỏ phần thân, vét rơm rạ xuống rãnh rồi nhặt củ). Đến thời điểm thu hoạch, hầu hết lượng rơm rạ phủ luống đã hoai mục, cùng với phần thân, lá khoai tây trở thành lượng phân hữu cơ rất tốt, bồi thêm dinh dưỡng cho đất vụ chiêm - xuân.

 

Phó Chi cục trưởng Chi cục BVTV Nguyễn Hồng Yến cho biết thêm: Theo yêu cầu kỹ thuật, cần xuống giống khoai tây bắt đầu từ ngày 20/10, từ đầu đến giữa tháng 11 là thời vụ trồng tốt nhất. ưu điểm nổi bật của phương pháp mới là rút ngắn được thời gian sinh trưởng, phát triển của cây khoai tây, cây ít sâu bệnh, cho tỷ lệ củ thương phẩm cao, mẫu mã đẹp, chất lượng tốt, giá trị kinh tế theo đó cao hơn so với trồng bằng phương pháp truyền thống. Với những  lợi thế nhất định, việc trồng khoai tây bằng phương pháp làm đất tối thiểu trở nên đơn giản, hữu hiệu và phù hợp với điều kiện SX vụ đông của tỉnh ta. Đây  sẽ là lựa chọn đắc lực để các địa  phương trong tỉnh tăng cường hiệu quả SX vụ đông.

 

 

 

                                                                                  Thu Trang

 

 

Các tin khác


Huyện Lương Sơn: Hiệu quả bước đầu từ mô hình trồng cỏ ngọt

Được triển khai thực hiện tháng 9/2023 với quy mô diện tích khoảng 2ha tại xóm Trại Hòa, xã Cao Sơn (Lương Sơn), đến nay, mô hình trồng cây cỏ ngọt bước đầu cho thấy hiệu quả. Cây cỏ ngọt sinh trưởng, phát triển tốt, phù hợp điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, được kỳ vọng là loại cây trồng giúp nhiều nông dân phát triển kinh tế hiệu quả.

Xây dựng thương hiệu gà Quyết Thắng

Là một trong những "thủ phủ” chăn nuôi gà ri lớn nhất của huyện Lạc Sơn, xã Quyết Thắng quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm xây dựng gà ri trở thành sản phẩm OCOP đặc trưng của địa phương, đưa chăn nuôi gà ri thành ngành kinh tế mũi nhọn, giúp người dân cải thiện thu nhập, giảm nghèo bền vững. Đồng thời giải quyết việc làm cho lao động địa phương, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Quý I, tổng Quỹ Hỗ trợ nông dân đạt trên 63,5 tỷ đồng

Trong quý I/2024, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh tích cực phối hợp với Hội Nông dân các huyện, thành phố tổ chức giải ngân vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân từ nguồn ngân sách của tỉnh cấp năm 2024.

3 tháng, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.306 tỷ đồng

Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, thu ngân sách Nhà nước của tỉnh ước thực hiện hết tháng 3/2024 đạt 1.306 tỷ đồng, bằng 32% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 23% so với chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh và bằng 153% so với cùng kỳ.

Toàn tỉnh có gần 5 nghìn lồng nuôi cá

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, tình hình sản xuất thủy sản trong tỉnh ổn định. Hiện toàn tỉnh có diện tích nuôi cá ao, nuôi cá ruộng là 2.695 ha (nuôi kết hợp ở các hồ thủy lợi 1,2 nghìn ha); số lồng nuôi cá có 4.987 lồng. Trong 3 tháng đầu năm 2024, sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.472 tấn; các cơ sở sản xuất được 9 triệu con cá giống các loại phục vụ cho sản xuất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục