Lượng gia cầm từ ngoài vào địa bàn thành phố Hòa Bình đã qua kiểm soát dịch bệnh tại chốt kiểm dịch xã Yên Mông.

Lượng gia cầm từ ngoài vào địa bàn thành phố Hòa Bình đã qua kiểm soát dịch bệnh tại chốt kiểm dịch xã Yên Mông.

(HBĐT) - Gần đây, trên địa bàn tỉnh xuất hiện ổ dịch cúm A/H5N1 trên đàn gia cầm ở thành phố Hòa Bình và huyện Lương Sơn. Tuy nhiên, với nỗ lực vào cuộc của nhiều cấp, ngành, dịch đã cơ bản khống chế, không phát thêm ổ dịch mới. Nhóm hàng thực phẩm nhờ đó vẫn giữ được ổn định về giá cả, sức mua. Người tiêu dùng cẩn trọng hơn khi chọn, mua gia cầm, các sản phẩm gia cầm.

 

Khảo sát tại chợ đầu mối các huyện Tân Lạc, Đà Bắc, Cao Phong và thành phố Hòa Bình, giá gà ta dao động từ 110.000 đồng – 120.000 đồng/kg, vịt bán ra có giá từ 45.000 đồng – 50.000 đồng/kg. Lượng khách đến chọn mua gia cầm thịt tại các điểm bán vẫn không giảm hơn so với ngày thường. Bà Trần Thị Thoại – tiểu thương chuyên bán lẻ gia cầm ở chợ đầu mối nông sản thị trấn Mường Khến (Tân Lạc) cho biết: Hoạt động buôn bán ở khu vực buôn bán gia cầm ở đây vẫn diễn ra bình thường. Chợ có 5 - 6 tiểu thương chuyên gom gà từ các xã vùng cao về, chưa kể vào phiên chợ chính (chủ nhật hàng tuần), hàng chục hộ dân đem gà, vịt nuôi về chợ bán. Những ngày không phải chợ phiên, bình quân bà Thoại bán 6 – 7 con gà. Đến phiên, lượng gà tiêu thụ thường tăng gấp đôi, gấp ba. Không chỉ thế, số gia cầm mà người dân tự mang đến chợ bán cũng thường hết sớm. Khách mua ngoài người tiêu dùng trong huyện còn có một số tiểu thương đến chợ thu gom gà, vịt chuyển đi bán ngoài thành phố Hòa Bình.

 

Hoạt động mua, bán tại điểm ngách chợ Nghĩa Phương vào đầu buổi sáng và cuối giờ chiều diễn ra khá nhộn nhịp. Có khoảng 20 hộ kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm tại điểm cố định, chưa kể hàng chục hộ kinh doanh gà, vịt không thường xuyên. Chị Nguyễn Thị Linh ở tổ 26, phường Tân Thịnh là một trong những khách quen hay mua gia cầm tại chợ này. Theo chị, gà, vịt tập kết bán ở các chợ trung tâm nếu biết chọn sẽ mua được gia cầm thịt ngon, vừa ý. Về giá đưa ra của các hộ kinh doanh bán thường ngang nhau, quan trọng là chất lượng gà, vịt. Tâm lý người mua muốn chọn gà vùng cao có thịt chắc, thơm, giá có thể chênh so với gà nuôi nhốt 15.000 – 20.000 đồng, vịt thì chọn loại vịt cỏ chắc thịt, ít mỡ. Chị Linh cho biết thêm: Tuần nào chị cũng mua gia cầm. Thời gian này, thói quen mua gia cầm vẫn không thay đổi. Tuy nhiên, khi mua gia cầm, chị lưu ý hơn tới phương tiện bảo hộ (đeo khẩu trang), thuê người giết mổ luôn tại chợ thay vì mang về làm thịt như trước, đặc biệt là chị chọn kỹ hơn, tránh mua phải gà ốm, gà bệnh.

 

Ông Phạm Vinh Xương – Phó chi cục Thú y tỉnh nhận định: Nhờ thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch, có sự kiểm soát chặt chẽ nguồn bệnh nên ổ dịch không làm lây lan. Riêng sản phẩm gia cầm từ các địa phương khác nhập vào trong tỉnh kiểm soát được khoảng trên 80% đã ảnh hưởng, tác động tích cực đến thị trường. Cùng với đó, vấn đề bình ổn thực phẩm tiêu dùng nội tỉnh cũng khả quan. Về khả năng tái đàn sau dịch cúm A/H5N1, hộ chăn nuôi trong tỉnh vẫn tăng cường gây nuôi chuẩn bị lượng thực phẩm phục vụ Tết Nguyên đán. Công tác phòng bệnh cho đàn gia cầm cũng được bà con quan tâm, đẩy mạnh hơn.

                                                                             

 

                                                                    Bùi Minh

 

Các tin khác


Nông dân lao đao vì giá lợn hơi sụt giảm

(HBĐT) - Sau nhiều kỳ vọng sự ấm lên của thị trường tiêu thụ lợn, đến nay, giá lợn hơi vẫn chưa có dấu hiệu tăng, thậm chí tiếp tục đà giảm. Thời điểm này, sau mỗi lứa lợn bán ra, thứ mà người nông dân thu lại là những hẫng hụt, trăn trở...

 Đẩy mạnh cấp mã số vùng trồng, nâng cao chất lượng nông sản

(HBĐT) - Mã số vùng trồng (MSVT) là mã số định danh cho một vùng trồng trọt, nhằm giúp cơ quan chức năng và người tiêu dùng dễ dàng truy xuất nguồn gốc, xác định quy trình sản xuất của nông sản. Đây cũng là điều kiện tiên quyết để nông sản được xuất khẩu theo đường chính ngạch. Chính vì vậy, thời gian qua, ngành NN&PTNT và các địa phương trong tỉnh đã chủ động, tích cực hướng dẫn người dân xây dựng MSVT.

Tăng trưởng xanh trông vào nguồn vốn tư nhân

Dự kiến từ nay đến năm 2030 ngân sách nhà nước chỉ đáp ứng tối đa 30% nhu cầu vốn tăng trưởng xanh cho doanh nghiệp. Do đó, cần có cơ chế thúc đẩy chương trình tín dụng xanh từ các tổ chức tài chính trong và ngoài nước, tạo điều kiện thuận lợi cho các công cụ tài chính xanh.

Trao bằng bảo hộ và chứng nhận nhãn hiệu “Rượu Mai Hạ”

(HBĐT) - Ngày 28/3, tại xã Mai Hạ, UBND huyện Mai Châu tổ chức lễ công bố, trao bằng bảo hộ và chứng nhận nhãn hiệu (CNNH) "Rượu Mai Hạ” cho sản phẩm rượu của huyện Mai Châu.

Ngành Ngân hàng kết nối hỗ trợ doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất – kinh doanh

(HBĐT) - Những năm qua, ngành Ngân hàng tỉnh Hòa Bình đã chủ động, tích cực đầu tư vốn tín dụng ngân hàng cho nền kinh tế, đặc biệt là đáp ứng các nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh (SX-KD) của  doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh, góp phần phát triển KT-XH của địa phương.

WB cảnh báo về triển vọng kinh tế toàn cầu đến năm 2030

WB cho biết GDP của kinh tế toàn cầu sẽ chậm lại trên diện rộng và việc không thể đảo ngược quá trình này sẽ tác động sâu sắc đến khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu và giảm đói nghèo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục