Tận dụng diện tích đất bưa bãi, nông dân xã Phú Lương (Lạc Sơn) trồng các loại rau vụ đông, góp phần tăng giá trị sử dụng đất nông nghiệp.

Tận dụng diện tích đất bưa bãi, nông dân xã Phú Lương (Lạc Sơn) trồng các loại rau vụ đông, góp phần tăng giá trị sử dụng đất nông nghiệp.

(HBĐT) - Thông tin từ phòng NN&PTNT huyện Lạc Sơn cho biết, đến cuối tháng 10, toàn huyện đã trồng được trên 700 ha các loại cây màu vụ đông, đạt gần 30% tổng diện tích theo kế hoạch. So với những năm trước, sản xuất vụ đông năm nay có diễn biến thuận lợi hơn.

           

Theo kế hoạch, cơ cấu cây trồng vụ đông của huyện gồm các loại cây chính:  1.000 ha ngô, 500 ha rau các loại, 600 ha khoai lang, 250 ha đậu các loại, 100 ha lạc, 50 ha đậu tương. Đến ngày 31/10, toàn huyện đã trồng được trên 700 ha, trong đó, 345 ha ngô, 198 ha rau các loại, 125 ha khoai lang, 45 ha hành chăm , còn lại là các cây trồng khác. Song song với việc đẩy nhanh tiến độ sản xuất vụ đông, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đang khẩn trương thu hoạch diện tích cây màu vụ hè- thu, tổng diện tích đã thu hoạch đến ngày 1/11 đạt khoảng 1.200 ha.

 

Được biết, năm nay, huyện Lạc Sơn đã có hai vụ sản xuất thắng lợi. Thống kê đến hết tháng 9/2012, tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm của huyện đạt khoảng 21.494 ha, vượt 2,3% kế hoạch. Trong đó, tổng diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt 13.499 ha, riêng cây lúa có diện tích gieo cấy đạt khoảng 9.381 ha, vượt 6,3% kế hoạch, vượt 3% so với cùng kỳ năm 2011, năng suất bình quân cả năm ước đạt 50,4 tạ/ha, sản lượng đạt gần 47.238 tấn. Nhìn chung, các loại cây trồng đều đạt và vượt cả về năng suất lẫn sản lượng, nâng tổng sản lượng lương thực của huyện lên mức 65.000 tấn, vượt 1,98% so với kế hoạch đề ra (60.000 tấn). Phát huy kết quả sẵn có, UBND huyện Lạc Sơn đôn đốc các xã, thị trấn đẩy mạnh sản xuất vụ đông, phấn đấu vượt kế hoạch sản xuất nông nghiệp năm 2012.

           

Ông Bùi Văn Dậy, Phó phòng NN&PTNT huyện trao đổi: So với những năm trước, sản xuất vụ đông năm nay có thuận lợi hơn do tình hình thời tiết tương đối ổn định, các địa bàn đều chủ động đẩy nhanh tiến độ thu hoạch vụ mùa, hè- thu để sẵn sàng triển khai kế hoạch sản xuất vụ đông. Theo chỉ đạo của UBND huyện, các xã đã tiến hành kiểm tra, rà soát, xác định cụ thể từng loại đất để bố trí sản xuất hợp lý, đảm bảo thời gian gieo trồng các loại cây. Trong đó, nhiều nơi đã tận dụng phần diện tích đất bưa bãi, đất đồi thấp, đất ven sông suối, vườn nhà… để kết hợp trồng xen canh, gối vụ, đa dạng hóa các cây trồng, mở rộng diện tích cây trồng vụ đông nhằm tăng giá trị trên đơn vị diện tích canh tác. Kịp thời bám sát tình hình sản xuất hiện nay, phòng NN&PTNT huyện vừa có công văn gửi UBND các xã, thị trấn về việc báo cáo kết thúc gieo trồng vụ đông năm 2012 và xây dựng kế hoạch triển khai sản xuất vụ chiêm- xuân năm 2013. Dự kiến đến giữa tháng 11, toàn huyện sẽ cơ bản kết thúc gieo trồng, tập trung vào chăm sóc, bảo vệ.

           

Theo đôn đốc của phòng NN&PTNT huyện Lạc Sơn, để đảm bảo vụ đông diễn ra an toàn, hiệu quả, bà con nông dân cần chủ động nắm bắt diễn biến thời tiết và sâu bệnh để kịp thời triển khai các biện pháp phòng- chống dịch bệnh trên cây trồng vụ đông, trong đó, cần thực hiện tốt khâu thoát nước và bón phân để các loại cây trồng sinh trưởng, phát triển ổn định. Trên những diện tích đã gặt lúa nhưng không trồng cây vụ đông, cần tích cực cày lật gốc rạ ngay khi đất còn ẩm để hạn chế nguồn sâu bệnh chuyển vụ và cải tạo kết cấu đất. Đặc biệt, trong tháng 11 này, các địa phương cần tích cực thực hiện chiến dịch toàn dân làm thủy lợi đợt II/2012 đảm bảo các chỉ tiêu phát dọn, nạo vét, tu sửa các kênh mương theo kế hoạch đề ra; quản lý chặt chẽ nguồn nước, đảm bảo điều tiết nước hợp lý theo yêu cầu sản xuất, có kế hoạch tích nước trong hồ chứa để sẵn sàng phục vụ sản xuất vụ đông- xuân 2012 – 2013.

 

 

 

                                                                                     Thu Trang

 

Các tin khác


Xây dựng thương hiệu gà Quyết Thắng

Là một trong những "thủ phủ” chăn nuôi gà ri lớn nhất của huyện Lạc Sơn, xã Quyết Thắng quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm xây dựng gà ri trở thành sản phẩm OCOP đặc trưng của địa phương, đưa chăn nuôi gà ri thành ngành kinh tế mũi nhọn, giúp người dân cải thiện thu nhập, giảm nghèo bền vững. Đồng thời giải quyết việc làm cho lao động địa phương, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Quý I, tổng Quỹ Hỗ trợ nông dân đạt trên 63,5 tỷ đồng

Trong quý I/2024, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh tích cực phối hợp với Hội Nông dân các huyện, thành phố tổ chức giải ngân vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân từ nguồn ngân sách của tỉnh cấp năm 2024.

3 tháng, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.306 tỷ đồng

Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, thu ngân sách Nhà nước của tỉnh ước thực hiện hết tháng 3/2024 đạt 1.306 tỷ đồng, bằng 32% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 23% so với chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh và bằng 153% so với cùng kỳ.

Toàn tỉnh có gần 5 nghìn lồng nuôi cá

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, tình hình sản xuất thủy sản trong tỉnh ổn định. Hiện toàn tỉnh có diện tích nuôi cá ao, nuôi cá ruộng là 2.695 ha (nuôi kết hợp ở các hồ thủy lợi 1,2 nghìn ha); số lồng nuôi cá có 4.987 lồng. Trong 3 tháng đầu năm 2024, sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.472 tấn; các cơ sở sản xuất được 9 triệu con cá giống các loại phục vụ cho sản xuất.

Triển vọng nghề nuôi dê núi ở vùng cao Đà Bắc

Tận dụng tiềm năng, lợi thế về bãi chăn thả, nguồn thức ăn, những năm qua, người dân trên địa bàn huyện Đà Bắc chú trọng chuyển đổi từ nuôi trâu, bò sang nuôi dê. Với ưu điểm "chỉ ăn cỏ, uống nước lã”, nuôi dê trở thành hướng đi đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục