Các vườn ươm trên địa bàn tỉnh mỗi năm cung ứng từ 8-10 triệu cây giống lâm nghiệp phục vụ công tác trồng rừng. Ảnh: Cán bộ kỹ thuật BQLDA phát triển lâm nghiệp tỉnh kiểm tra chất lượng cây giống tại vườn ươm xã Độc Lập (Kỳ Sơn).

Các vườn ươm trên địa bàn tỉnh mỗi năm cung ứng từ 8-10 triệu cây giống lâm nghiệp phục vụ công tác trồng rừng. Ảnh: Cán bộ kỹ thuật BQLDA phát triển lâm nghiệp tỉnh kiểm tra chất lượng cây giống tại vườn ươm xã Độc Lập (Kỳ Sơn).

(HBĐT) - Năm 2012, tỉnh ta đặt kế hoạch trồng mới 7.000 ha rừng. Đến hết tháng 10, toàn tỉnh đã trồng mới được 8.100 ha rừng, vượt 15% kế hoạch. Theo đánh giá của ngành lâm nghiệp, trong điều kiện khó khăn về nguồn vốn, kết quả này đã ghi nhận bước chuyển quan trọng trong xã hội hoá nghề rừng. ở nhiều địa phương, người dân tự bỏ tiền ra để trồng rừng và mục tiêu của ngành lâm nghiệp là hướng đến trồng rừng chất lượng cao.

 

Theo đánh giá của Chi cục Lâm nghiệp (Sở NN&PTNT), những năm gần đây, lợi ích kinh tế lâm nghiệp ngày càng được khẳng định đã làm chuyển biến nhận thức của người dân, là động lực khích lệ các hộ đầu tư SX. Bên cạnh đó, các công ty lâm nghiệp sau khi chuyển đổi mô hình, cơ chế hoạt động đều phát huy tính chủ động cao trong triển khai trồng rừng bằng nguồn vốn tự có và vốn vay. Năm 2011, dự án trồng 5 triệu ha rừng của Chính phủ kết thúc, tỉnh ta không còn nguồn vốn hỗ trợ nữa nhưng với 80% diện tích là đất rừng nên tỉnh vẫn xác định trồng rừng là mũi nhọn kinh tế chủ lực và đã vào cuộc quyết liệt. Năm 2012, vốn cho SX lâm nghiệp của tỉnh  15 tỉ đồng, chủ yếu dành cho chăm sóc rừng trồng. Rừng kinh tế đã phát huy được thế mạnh, nhiều hộ nông dân tự bỏ kinh phí ra trồng rừng.

 

Tỉnh đã xây dựng nhiều chính sách thu hút thêm các doanh nghiệp cùng tham gia trồng rừng, xây dựng một số cơ sở chế biến để đảm bảo đầu ra cho lâm sản. Ngoài ra, tỉnh đã huy động mọi nguồn lực có thể cho người dân vay vốn ưu đãi trồng rừng, hướng dẫn bà con kỹ thuật từ xử lý thực bì, chăm sóc cây con đến việc nắm vững chu kỳ sinh trưởng của từng loại cây để chặt, tỉa đúng thời điểm và phòng-chống cháy rừng.

 

Từ thành công của dự án 661, các dự án rừng phòng hộ, đặc dụng cơ sở tỉnh đã trồng mới được 29.232,27 ha rừng, trung bình đạt 2.436,5 ha/năm; khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh 52.393,15 lượt ha, trung bình mỗi năm được 4.366,10 ha; bảo vệ rừng trồng, rừng tự nhiên 679.367,28 lượt ha, trung bình mỗi năm bảo vệ rừng được 56.613,94 lượt ha. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ có khoảng 48.700 hộ làm lâm nghiệp trong vùng dự án, số hộ nghèo khoảng 15.600 hộ, chiếm 32% số hộ làm lâm nghiệp trong vùng dự án tại nông thôn có đời sống chủ yếu dựa vào SX nông-lâm nghiệp. Hàng năm, dự án tạo việc làm cho khoảng 126.500 lao động góp phần XĐ-GN, phát triển SX, ổn định đời sống, bảo đảm QP-AN. Bình quân hàng năm, các cơ sở SX cây giống của tỉnh SX được khoảng 8 - 10 triệu cây giống lâm nghiệp các loại, đảm bảo đủ lượng giống phục vụ kế hoạch trồng rừng hàng năm của tỉnh và nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng. Một số công trình hạ tầng lâm sinh phục vụ trồng rừng cũng đã được đầu tư xây dựng như: đường băng chống cháy rừng, trạm bảo vệ rừng, chòi canh, đường sá từ những địa điểm trồng rừng SX ra điểm tập kết lâm sản.

 

Không chỉ thành công trong lĩnh vực trồng rừng (đưa độ che phủ rừng từ 38% (năm 1999) lên 46% như hiện nay), dự án còn góp phần chuyển dịch mạnh mẽ việc chế biến, tiêu thụ từ gỗ rừng tự nhiên trước đây sang chế biến, tiêu thụ gỗ rừng trồng với khối lượng hàng trăm ngàn m3/năm. Năm 2010, sản lượng gỗ rừng trồng SX khai thác ước đạt 148.846 m3 và giá trị ước đạt 152 tỉ đồng. Phong trào trồng rừng của nhân dân đã tạo nên vùng nguyên liệu khá ổn định, năng lực cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến đáp ứng được yêu cầu; đất trống, đồi núi trọc đã được sử dụng có hiệu quả.

 

Ông Đới Văn Chinh, Chi cục trưởng Chi cục Lâm nghiệp cho biết: Thực tế hiện nay, các hộ trồng rừng đang khai thác non, định hướng của ngành lâm nghiệp là tuyên truyền cho người dân kinh doanh rừng SX theo hướng thâm canh cây gỗ lớn kèm theo quy trình kỹ thuật tỉa thưa khai thác cây bé, để lại cây lớn, đẩy chu kỳ khai thác lên 10-12 năm, giá trị kinh tế sẽ cao gấp 2-3 lần khai thác chu kỳ 5-7 năm. Ngành đang xây dựng phương án lấy rừng mẫu đối chứng, chọn những hộ có kinh tế, có nhận thức để làm rừng mẫu. Ngành cũng khuyến khích trồng rừng hỗn giao, trong 1 ha rừng trồng có 20% cây bản địa. Hiện đã có một số huyện hỗ trợ cây giống bản địa cho nông dân. Theo tính toán, cây keo tai tượng nhập nội đường kính chỉ đạt 10 cm nhưng với giống nhập ngoại, đường kính có thể lên tới 35-40 cm. Vì thế, ngành đang triển khai dự án giống lâm nghiệp chất lượng cao theo chỉ đạo của UBND tỉnh từ khâu tuyển chọn hạt giống, gieo mô hoặc gieo hom để chủ động rừng giống từ những giống bản địa như huyện Yên Thủy có rừng tự nhiên chò chỉ  gần 100 ha, huyện Lạc Sơn có rừng lim...

 

Hiện, trên địa bàn tỉnh có nhà máy MDF Vinafo Tân An Hòa Bình (tại xã Lạc Thịnh, Yên Thủy) có công suất thiết kế khoảng 54.000 m3 MDF/năm, khả năng tiêu thụ từ 100-150.000 m3 gỗ tròn. Vùng nguyên liệu chính của công ty 10.000 ha rừng của Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Hoà Bình và 50.000 ha rừng của các vùng lân cận. Đây là những tín hiệu tốt cho công nghiệp chế biến lâm sản của tỉnh sẽ có thêm nguồn tiêu thụ đầu ra cho bà con trồng rừng.

 

Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chia sẻ: Với việc thường xuyên kết hợp giữa tuyên truyền cho người dân thông qua nhiều hình thức để người dân hiểu tác dụng và lợi ích của rừng. Đến nay, người dân đã tự nhận thức trồng rừng đầu tư ít, lãi nhiều hơn hẳn đầu tư vào những cái khác, làm ruộng chỉ đủ ăn mà làm giàu từ rừng. Đồng thời, tỉnh sẽ nối tiếp thực hiện dự án phát triển rừng SX; dự án nâng cao năng lực PCCCR cho lực lượng kiểm lâm và xây dựng một số dự án khác nhằm quản lý, bảo vệ, phát triển sử dụng rừng liên tục và bền vững trên địa bàn tỉnh.

 

Tỉnh sẽ có chính sách khuyến khích bà con khai thác rừng gỗ lớn, thay đổi cơ cấu trồng rừng theo hướng có lợi nhất như cơ chế giãn nợ hoặc hỗ trợ vốn cho các hộ trồng rừng, thế chấp bằng rừng, thay đổi cơ cấu trồng rừng xem trồng loại cây gì để vừa tăng chất lượng rừng, vừa đem lại giá trị kinh tế cao hơn để bà con thật sự sống được từ trồng rừng.

 

 

                                                                                   Đinh Thắng

 

 

Các tin khác


Xã Đa Phúc cán đích nông thôn mới

Nhờ phát huy sức mạnh cộng đồng, sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ Trung ương và địa phương, cùng với quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, cuối năm 2023, xã Đa Phúc, huyện Yên Thủy được Chủ tịch UBND tỉnh ra Quyết định số 3064/QĐ-UBND, ngày 29/12/2023 công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Từ một xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện, Đa Phúc như được khoác lên mình chiếc áo mới, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng khang trang, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới và khởi sắc.

Giá xăng tăng hơn 400 đồng/lít

Liên bộ Công Thương - Tài chính vừa điều chỉnh giá xăng dầu từ 15h chiều nay 17/4.

Kiểm tra tiến độ xây dựng nông thôn mới tại huyện Kim Bôi

Ngày 17/4, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn huyện Kim Bôi. 

UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục