Gia đình ông Bùi Văn Lực (xóm Khoang, Sơn Thủy, Kim Bôi) mạnh dạn chuyển đổi 1,2 ha đất lúa và đất vườn để trồng nhãn Hương Chi, vụ nhãn năm nay cho thu gần 1 tỷ đồng.

Gia đình ông Bùi Văn Lực (xóm Khoang, Sơn Thủy, Kim Bôi) mạnh dạn chuyển đổi 1,2 ha đất lúa và đất vườn để trồng nhãn Hương Chi, vụ nhãn năm nay cho thu gần 1 tỷ đồng.

(HBĐT) - Theo Sở NN&PTNT, những năm gần đây, các địa phương trong tỉnh đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Trong đó, nhiều diện tích đất lúa và cây màu kém hiệu quả đã được chuyển sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao hơn. Diễn biến này phù hợp với định hướng chung của ngành nông nghiệp địa phương, hướng tới nền sản xuất hàng hoá có giá trị cao và bền vững.

 

Giàu lên nhờ cây nhãn

           

Ở huyện Kim Bôi, ông Bùi Văn Lực (xóm Khoang, xã Sơn Thuỷ) vẫn thường được nhắc đến là người tiên phong xuất sắc trong chuyển diện tích đất lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. Năm 2009, ông Lực mạnh dạn chuyển toàn bộ diện tích 1,2 ha đất ruộng và đất vườn của gia đình để thử sức với mô hình trồng nhãn Hương Chi kết hợp trồng xen đu đủ. Đây là quyết định mang tính chất đổi đời đối với gia đình ông. Vượt qua những khó khăn ban đầu, vài ba năm gần đây, gia đình ông Lực luôn có thu nhập rất cao và ổn định từ vườn nhãn vụ nào cũng sai trĩu quả. Vụ nhãn năm nay tiếp tục đà được mùa, được giá, nếu trừ chi phí đầu tư, gia đình ông cũng thu về được hàng trăm triệu đồng. Sự đầu tư đúng hướng đã giúp họ giàu lên vững chắc từ chính mảnh đất, thửa ruộng của mình.

           

Từ mô hình chuyển đổi hiệu quả cao của gia đình ông Bùi Văn Lực, nhiều hộ gia đình ở xã Sơn Thuỷ đã mạnh dạn hơn trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Đến nay, cây nhãn Hương Chi đã trở thành một trong những cây trồng chủ lực mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp nhiều hộ nông dân tại Sơn Thuỷ thoát nghèo và hướng tới làm giàu.

 

Nói rộng ra, toàn huyện Kim Bôi, đồng chí Đinh Công Hồng, Bí thư Huyện uỷ Kim Bôi cho biết: Trong những năm gần đây, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện đã chỉ đạo các xã mạnh dạn chuyển một số diện tích đất bưa bãi, đất 1 vụ, đất 2 vụ sản xuất lúa không hiệu quả sang trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như cam, bưởi, nhãn... Đến nay, tổng diện tích cây ăn quả toàn huyện đạt khoảng 685 ha, trong đó, diện tích trồng cam là 82 ha, 22 ha bưởi, 120 ha nhãn, còn lại là các loại cây ăn quả khác. Các diện tích này cho bình quân thu nhập khoảng 300 triệu đồng/ha cây ăn quả, gấp 4-5 lần so với sản xuất lúa. Ngoài ra, trên địa bàn huyện đang có một số mô hình trồng trọt cho giá trị kinh tế cao như trồng cây lấy hạt (mướp đắng, bí đỏ...), trồng cây lấy quả thương phẩm (bí xanh, dưa chuột, lặc lày, dưa bở)... Nhìn chung, việc phát triển cây trồng có giá trị kinh tế cao luôn nhận được sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, được nhân dân đồng tình ủng hộ, sản phẩm đầu ra thường có thị trường tiêu thụ tốt.

 

Cần đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng

           

Theo thống kê chưa đầy đủ của Sở NN&PTNT, đến nay, toàn tỉnh đã có khoảng 8.153 ha đất lúa kém hiệu quả được chuyển sang trồng cây có giá trị kinh tế cao như 50 ha nhãn, 175 ha bưởi, 220 ha cam, 1.145 ha mía, 1933 ha rau các loại … Các huyện có diện tích chuyển đổi cao nhất là: Yên Thủy (3.129 ha), Lạc Sơn (1.870 ha), Tân Lạc (934 ha), Lạc Thuỷ (517 ha), Cao Phong (480 ha), Kim Bôi (372 ha)… Nhờ lựa chọn được những cây trồng phù hợp nên nhiều hộ làm nông nghiệp đã thoát nghèo và hướng tới làm giàu. Toàn tỉnh đã có khoảng 340 hộ nông nghiệp có mức thu nhập từ 500 triệu - 1 tỷ đồng/hộ/năm, đặc biệt có 42 hộ thu nhập trên 1 tỷ đồng/hộ/năm. Các hộ này tập trung nhiều nhất tại huyện Cao Phong, Lạc Thủy, Lương Sơn và Kim Bôi.   

           

Cũng theo Sở NN&PTNT, những năm gần đây, các địa phương trong tỉnh đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao đang phát triển thay thế dần các loại cây đã giảm năng suất. Kết quả là trên địa bàn tỉnh hình thành một số vùng sản xuất hàng hoá tập trung như vùng cây có múi (cam, chanh, bưởi) ở huyện Cao Phong, Kim Bôi, vùng nhãn, vải ở huyện Lạc Thủy, Kim Bôi, thanh long ở Lạc Thủy, bưởi ở Tân Lạc… Hiện, tổng diện tích cây ăn quả các loại của tỉnh đạt khoảng 10.500 ha. Theo quy hoạch sẽ phấn đấu đến năm 2015 là 15.000 ha, trong đó, diện tích trồng nhãn, vải khoảng 5.000 ha, bố trí tập trung ở huyện Lương Sơn, Kim Bôi, Mai Châu, Yên Thủy, Lạc Thủy; diện tích trồng cây có múi (cam, bưởi, quýt) khoảng 3.500 ha, bố trí tập trung ở huyện Cao Phong, Kim Bôi và Lạc Thủy; diện tích trồng na 1.500 ha, bố trí tập trung ở huyện Lương Sơn, Cao Phong, Kỳ Sơn, Tân Lạc, Lạc Sơn... Bám sát quy hoạch chung của ngành nông nghiệp tỉnh, hiện nay, các huyện, thành phố xây dựng quy hoạch cụ thể tại địa phương, coi đây là loại cây trồng lợi thế cần khai thác tốt để nâng cao giá trị sản xuất của ngành trồng trọt.

           

Đồng chí Hoàng Văn Tứ, Giám đốc Sở NN&PTNT nhấn mạnh: Với những đặc trưng về khí hậu, thổ nhưỡng, tỉnh ta có lợi thế nhất định để phát triển nông nghiệp đa dạng với các cây trồng nhiệt đới, á nhiệt đới. Khai thác lợi thế tự nhiên này, đề nghị các địa phương trong tỉnh tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, trong đó, mạnh dạn chuyển đổỉ diện tích đất lúa, màu kém hiệu quả sang trồng các loại cây có giá trị giá trị kinh tế và lợi thế cạnh tranh cao hơn. Đây là một trong những định hướng mũi nhọn của ngành nông nghiệp tỉnh ta, nhằm hướng tớí một nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá có giá trị cao và bền vững.

 

 

                                                                                Thu Trang

 

 

 

Các tin khác


Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục