Lãnh đạo Sở TN&MT và các phòng chuyên môn kiểm tra, đánh giá 
hiện trạng quy hoạch, sử dụng đất trên địa bàn tỉnh.

Lãnh đạo Sở TN&MT và các phòng chuyên môn kiểm tra, đánh giá hiện trạng quy hoạch, sử dụng đất trên địa bàn tỉnh.

(HBĐT) - Nhân kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Sở TN&MT (5/11/2003-5/11/2013), phóng viên Báo Hòa Bình đã trao đổi với đồng chí Đinh Văn Hòa, TUV, Giám đốc Sở TN&MT về những thành tựu của ngành trong thời gian qua và phương hướng, nhiệm vụ, trong thời gian tới.

 

P.V: Xin đồng chí cho biết những kết quả nổi bật của Sở TN&MT sau 10 năm thành lập?

 

Đồng chí Đinh Văn Hòa: Sở TN&MT được thành lập theo Quyết định số 31/2003/ QĐ-UB ngày 5/11/2003 của UBND tỉnh, trên cơ sở hợp nhất tổ chức của của Sở Địa chính và các tổ chức thực hiện chức năng QLNN về tài nguyên nước, khoáng sản, môi trường thuộc Sở NN&PTNT, Sở Công nghiệp, Sở KH&CN và công tác định giá đất chuyển giao từ ngành tài chính. Sở TN&MT là cơ quan tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng QLNN trên các lĩnh vực: quản lý tài nguyên đất, nước, khoáng sản, môi trường, khí tượng thủy văn, đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh. Sở chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế công tác của UBND tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ TN&MT.

 

Dù còn nhiều khó khăn, thách thức, song nhìn lại chặng đường 10 năm qua, Sở TN&MT luôn cảm thấy tự hào về những kết quả nổi bật đã đạt được thể hiện trên tất cả các mặt: tham mưu, tổ chức thực thi chính sách, pháp luật, kiểm tra, thanh tra, tăng cường năng lực quản lý chuyên ngành. Tổ chức bộ máy của Sở TN&MT không ngừng được kiện toàn, củng cố, chất lượng cán bộ, công chức được nâng cao kể cả về chuyên môn, nghiệp vụ và chính trị, cơ sở vật chất được tăng cường đầu tư đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới. 10 năm qua, Sở đã tích cực tham mưu cho Tỉnh uỷ, UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện tốt chức năng QLNN về tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh. Hiệu quả, hiệu lực QLNN về TN-MT được nâng cao. Sở TN&MT đã tham mưu cho tỉnh ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật để tổ chức thực hiện quản lý hiệu quả nguồn tài nguyên gắn với bảo vệ môi trường cũng như đáp ứng yêu cầu thực tiễn quản lý. Như chỉ đạo triển khai thi hành Luật Đất đai 2003, các nghị định hướng dẫn  thi hành, tham mưu ban hành bảng giá đất hàng năm trên địa bàn; các văn bản chỉ đạo, giải quyết việc quản lý sử dụng đất đai, chấn chỉnh và nâng nâng cao hiệu quả quản lý đất đai; xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai cho từng giai đoạn... Đặc biệt, Sở đã tham mưu cho Tỉnh ủy ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 19/NQ-TW của BCH T.Ư Đảng (khóa XI) về tiếp tục đổi mới chính sách  pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới tạo tiền đề để đến năm 2020, nước ta cơ bản trở hành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

 

Công tác quản lý đất đất đai trên địa bàn đã có nhiều chuyển biến tích cực. Công tác giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, đặc biệt là chuyển mục đích sử dụng đất đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu phát triển KT-XH. Sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất, Sở đã chủ động phối hợp cùng các sở, ngành, địa phương tập trung cùng các chủ đầu tư thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc. Các hồ sơ thu hồi đất, giao đất được thẩm định theo đúng quy định của pháp luật. Công tác hậu kiểm dự án đã được Sở thường xuyên được quan tâm. Sở đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các văn bản thực hiện chỉ hiệu quả văn bản chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ về việc tập trung chỉ đạo và tăng cường biện pháp thực hiện trong năm 2013 cơ bản hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liến với đất. Dự kiến sẽ hoàn thành cấp GCN đạt 89,13% diện tích cần cấp. Ngành TN&MT đã phối hợp với các ngành, địa phương tổ chức thực hiện tốt giao đất, cho thuê đất, đấu giá quyền sử dụng đất, tìm giải pháp quản lý hiệu quả đất NLT, quản lý chặt chẽ việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất. Qua đó đã phát huy tốt các nguồn lực từ đất đai, hàng năm đem lại nguồn thu quan trọng cho NSNN. 

 

Hoạt động đo đạc bản đồ trên địa bàn tỉnh về cơ bản đã tuân thủ theo các quy định hiện hành. Sở đã tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh tập trung nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về môi trường, tài nguyên nước, khoáng sản. Theo đó, các lĩnh vực này từng bước đi vào nề nếp. Công tác bảo vệ môi trường cũng đã huy động được sự tham gia của toàn hệ thống chính trị xã hội vào các hoạt động bảo vệ môi trường, hoạt động tuyên truyền và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường tại địa phương được nâng lên rõ rệt.

 

Với những thành tích đã phấn đấu đạt được, Sở TN&MT đã được UBND tỉnh, Bộ TN&MT tặng bằng khen. Liên tục nhiều năm liền Đảng bộ Sở TN&MT  được Đảng bộ khối cơ quan tỉnh tặng danh hiệu TCCS Đảng TS-VM. Cơ quan là cơ quan văn hóa cấp tỉnh 10 năm liền. Nhiều tập thể, cá nhân thuộc Sở và ngành được tặng kỷ niệm chương và bằng khen.

 

P.V: Xin đồng chí cho biết những nhiệm vụ trọng tâm của Sở TN-MT trong thời gian tới?

 

Đồng chí Đinh Văn Hòa: Phát huy kết quả đạt được trong 10 năm xây dựng và phát triển, cán bộ, viên chức và người lao động Sở TN&MT tập trung triển khai tổ chức thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau:

 

Lĩnh vực đất đai - đo đạc và bản đồ:  Xây dựng hệ thống thông tin, tư liệu, tài liệu về điều tra cơ bản về đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh chính xác đầy đủ, kịp thời để quản lý, sử dụng. Nghiên cứu, xây dựng cơ cấu định mức sử dụng đất hợp lý tiết kiệm, hiệu quả kinh tế cao. Rà soát, hoàn thiện đổi mới cơ chế quản lý các hoạt động điều tra, kiểm kê, lập hồ sơ địa chính, chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất, xây dựng khung giá đất, định giá đất, lập quy hoạch sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư, hoàn thiện cơ chế đấu giá quyền sử dụng đất; hoàn thành cấp giấy CNQSD các loại đất; quản lý chặt chẽ các loại đất và các nội dung chuyển mục đích sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất, đẩy mạnh đấu giá QSDĐ, tạo nguồn lực phát triển KT - XH.

 

Lĩnh vực quản lý tài nguyên nước - KTTV: Tập trung nghiên cứu, rà soát đổi mới cơ chế quản lý hoạt động điều tra, đánh giá, kiểm kê, cấp phép trong lĩnh vực tài nguyên nước phù hợp với kinh tế thị trường; tăng cường áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý tài nguyên nước. Quản lý chặt tài nguyên nước mặt, nước ngầm, bảo vệ chất lượng nước của các sông. Tăng cường năng lực dự báo và phân tích kinh tế về biến đổi khí hậu đến phát triển KT-XH.

 

Lĩnh vực khoáng sản: Xây dựng chiến lược khai thác, sử dụng phù hợp với từng giai đọan phát triển KT-XH của cả nước, của các vùng và địa phương trên cơ sở phân tích dự báo cung - cầu thị trường; thực hiện thí điểm đấu thầu quyền thăm dò khoáng sản, đấu giá khai thác mỏ, tiến tới áp dụng rộng rãi trên phạm vi toàn tỉnh; đề xuất hình thành cơ chế tạo nguồn thu từ hoạt động khoáng sản để tăng thu ngân sách và tái đầu tư cho khảo sát, thăm dò khoáng sản. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, phát hiện, xử lý kịp thời các vi phạm trong hoạt động khoáng sản.

 

Lĩnh vực môi trường: Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường; đẩy mạnh xã hội hoá về bảo vệ môi trường, thực hiện đa dạng hoá các nguồn đầu tư, khuyến khích và thu hút huy động các nguồn đầu tư từ các tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư cho bảo vệ môi trường. Tổ chức thực hiện chiến lược bảo vệ môi trường cụ thể hơn bằng các đề án, dự án môi trường của các cấp, ngành.

 

Công tác thanh tra, kiểm tra: Tăng cường thanh kiểm tra trong tất cả các lĩnh vực ngành Tài nguyên và Môi trường tham mưu quản lý, kịp thời phát hiện chấn chỉnh những vi phạm, tăng cường hơn nữa trật tự kỷ cương trong quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

 

P.V: Xin trân trọng cảm ơn đồng chí

 

 

                                                                      Lê Chung (thực hiện)

 

 

 

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục