Nông dân thị trấn Cao Phong ứng dụng KH-KT chăm sóc cây cam cho hiệu quả kinh tế cao.

Nông dân thị trấn Cao Phong ứng dụng KH-KT chăm sóc cây cam cho hiệu quả kinh tế cao.

(HBĐT) - Để thực hiện Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ, căn cứ kế hoạch của tỉnh, huyện Cao Phong đã tiến hành điều tra khảo sát dự báo nhu cầu học nghề của các hộ gia đình nông thôn và các cơ sở kinh doanh để xây dựng nhu cầu lao động.

 

Xây dựng đề án dạy nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2010 - 2015 và định hướng đến năm 2020 của huyện sát thực đối với tình hình phát triển KT-XH trên địa bàn. Trong 3 năm (2010-2012), huyện Cao Phong đã mở được 20 lớp dạy nghề với 515 học viên tham gia thuộc nhóm đối tượng hộ nghèo, hộ dân tộc thiếu số. Các ngành nghề đào tạo  gồm: trồng nấm rơm, chổi chít, dệt thổ cẩm, chăn nuôi lợn siêu nạc, mộc nhĩ, cây ăn quả có múi, may công nghiệp, tin học văn phòng,  mây- tre đan. Theo kết quả ban đầu, số người học nghề cơ bản đã tự tạo được việc làm ổn định và có thu nhập từ 1- 1,5 triệu đồng/người/tháng. Tỷ lệ có việc làm đạt trên 70%. Riêng năm 2013,huyện đã mở được 11 lớp dạy nghề cho 750 lao động, đạt 140,2% kế hoạch được giao. Trong đó, Trung tâm Dạy nghề huyện đã mở các lớp kỹ thuật trồng cây ăn quả có múi cho 128 học viên xã Tây Phong, Nam Phong, Tân Phong, Dũng Phong; kỹ thuật chăn nuôi cho 151 học viên xã Xuân Phong, Yên Lập, Dũng Phong, Thu Phong, Yên Thượng; kỹ năng du lịch cho 60 học viên xã Bình Thanh; hàn điện cho 20 học viên xã Yên Thượng. Từ nguồn kinh phí của huyện và nguồn kinh phí khác, Phòng NN&PTNT, Trạm KN-KL mở các lớp: kỹ thuật chăn nuôi gà thả vườn cho 70 học viên thị trấn Cao Phong, xã Thung Nai; kỹ thuật và mô hình trồng rau su su cho 70 học viên xã Yên Thượng, Xuân Phong; kỹ thuật và mô hình trồng mây nguyên liệu cho 30 học viên xã Xuân Phong; kỹ thuật và mô hình trồng rau sắng cho 40 học viên xã Tân Phong; kỹ thuật cải tạo đàn bò lai Sind cho 30 học viên xã Đông Phong; chăn nuôi lợn rừng cho 135 học viên xã Thung Nai; cấy khảo nghiệm lúa giống Hương cốm 4, Thanh Hoa ưu 1, ĐTH8 cho 16 học viên xã Bắc Phong, Tây Phong.

 

Theo bà Bùi Thị Nhâm, Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Cao Phong, trong quá trình thực hiện Đề án 1956 trên địa bàn, bên cạnh những thuận lợi vẫn gặp một số khó khăn như: kinh phí tổ chức thực hiện các hoạt động còn hạn hẹp chưa đáp ứng kịp thời ảnh  hưởng đến quá trình tuyển sinh và đào tạo. Cơ sở vật chất của Trung tâm dạy nghề huyện trong quá trình hoàn thiện nên việc tổ chức mở lớp các nghề còn bị hạn chế về cơ sở vật chất, trang thiết bị và phạm vi diện tích hoạt động. Giáo viên dạy nghề của Trung tâm chưa có nên phải ký hợp đồng với giảng viên trường Trung cấp Kinh tế Hoà Bình và các trung tâm khác. Công tác tuyên truyền học nghề đã được người lao động  nắm bắt, tuy nhiên việc lựa chọn các nghề phù hợp với thế mạnh của địa phương còn hạn chế ảnh hưởng đến công tác tuyển sinh và mở lớp. Đầu ra cho các sản phẩm chưa ổn định về thị trường do vậy sản phẩm làm ra còn tiêu thụ manh mún, nhỏ lẻ.

 

Trong thời gian tới, để khắc phục những khó khăn trên, BCĐ Đề án 1956 của huyện tiếp tục lập kế hoạch mở lớp và khảo sát nhu cầu học nghề đến tận các xã, thị trấn trong toàn huyện. Trong đó, chú trọng dạy nghề cho lao động nông thôn phải đảm bảo tính hiệu quả, không tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn sau đào tạo không có việc làm. Mở các lớp dạy nghề gắn với mục tiêu phát triển KT-XH của huyện như các lớp kỹ thuật trồng cây có múi, điện dân dụng, chăn nuôi...

 

 

 

                                                                           Hương Lan

 

 

 

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục