Người dân thôn Vai, xã Thanh Nông, huyện Lạc Thủy qua cầu sang cánh đồng Tam Sơn để sản xuất.

Người dân thôn Vai, xã Thanh Nông, huyện Lạc Thủy qua cầu sang cánh đồng Tam Sơn để sản xuất.

(HBĐT) - Chúng tôi trở lại thôn Vai, xã Thanh Nông, huyện Lạc Thủy vào một ngày đầu năm. Hơn 1 năm trước, người dân nơi đây còn phải gồng mình đi qua cây cầu cũ nát đầy mối nguy hiểm với bao hiểm nguy rình rập. Từ ngày cây cầu do nhân dân đóng góp được hoàn thành đã nối đôi bờ vui. Người dân thôn Vai giờ ai ai cũng thấy vui và chung tay bảo vệ, gìn giữ cây cầu.

 

Ông Trần Quang Tuy, chi hội trưởng chi hội CCB thôn Vai chỉ tay hướng về phía cánh đồng Tam Sơn của thôn cho biết: Với diện tích hơn 25 ha, trong đó có 23 ha lúa một năm thu hoạch được khoảng 120 tấn, chưa kể sản lượng của hoa màu như: bí, dưa lê nên nguồn lợi kinh tế của toàn thôn chủ yếu nằm trong cánh đồng này. Do đó, cây cầu của thôn bắc ngang qua sông Thanh Hà mỗi năm “oằn mình” để “gánh” hàng trăm tấn nông sản của người dân trong vùng. Ngay từ những năm trước tại đây, cây cầu chỉ là mấy cây tre bắc tạm qua sông. Sau đó, mọi người cũng đóng góp làm được cây cầu tạm nhỏ nhỏ để đi bộ sang trồng trọt bên cánh đồng của thôn. Mỗi lần mùa lũ về, nước lên tới tận mép cầu, có lúc còn tràn qua cầu, bà con đi lại hết sức khó khăn. Nước chảy xiết khiến cho cầu càng thêm lắc lư rất nguy hiểm. Không những thế, khi mùa mưa đến, nước lên cao, người dân lo lắng gấp rút vận chuyển từng bao tải nông sản từ trong cánh đồng về nhà nên mất rất nhiều thời gian và nhân lực. Anh Nguyễn Văn Hải là hộ trục tiếp sản xuất tại cánh đồng Tam Sơn này tâm sự: Gia đình tôi có gần 1 ha đất để sản xuất nông nghiệp (trong đó, chủ yếu là trồng dưa lê), những năm trước đây, mỗi lần thu hoạch, tôi phải đóng sản phẩm vào bao tải sau đó mới vác từng bao đi qua sông, mặc dù khó khăn nhưng vẫn phải khắc phục vì không chỉ riêng gia đình tôi, những người dân sản xuất nông nghiệp ở trong đây vẫn phải làm như vậy. Giờ cây cầu này hoàn thành, tôi vui lắm. Mặc dù đây chỉ là cây cầu tạm bắc qua sông nhưng bây giờ chúng tôi có thể đi lại vận chuyển hàng hóa bằng xe máy, do đó, việc hoàn thành cây cầu này có một ý nghĩa lớn đối với bà con trong thôn. Từ đây, bà con sẽ yên tâm hơn trong lao động, sản xuất và việc đi lại của con em họ cũng sẽ an toàn hơn. 

 

Qua trao đổi với ông Trần Quang Tuy, chi hội trưởng chi hội CCB thôn Vai được biết: thôn Vai hiện có 234 hộ dân với trên 900 nhân khẩu, kinh tế của người dân ở đây chủ yếu là dựa vào sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, để cấy lúa, trồng trọt phải đi qua sông nhưng trước đây cây cầu này chỉ sử dụng được trong mùa khô, vào mùa mưa, mỗi lần nước lên cao là lại bị hỏng hoặc cuốn trôi. Hai, ba ngày sau khi nước rút, bà con lại vận động nhau sửa chữa lại cầu. Trước những khó khăn như vậy, tháng 10/2012, chi hội CCB đã vận động nhân dân trong thôn đóng góp vật liệu như: bương, tre, gỗ… để làm cầu bắc qua sông, đối với các CCB của chi hội ngoài ủng hộ vật liệu còn tham gia đóng góp 20 ngày công làm cầu. Sau gần 1 tháng triển khai thực hiện với sự giúp đỡ của chính quyền cùng với những nỗ lực của chi hội CCB, bà con nhân dân trong thôn, cây cầu có chiều dài gần 70 m, rộng 1,8 m có tổng trị giá trên 8 triệu đồng đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng. Mặc dù đây chỉ là chiếc cầu tạm nhưng từ ngày được sự ủng hộ của nhân dân và chi hội CCB, cầu mới đưa vào sử dụng đến nay, người dân trong thôn đi lại rất thuận tiện. Nhân dân trong thôn rất yêu quý cây cầu và thay nhau gìn giữ để cầu không bị hư hỏng.

 

Có thể nói cây cầu nối đôi bờ sông Thanh Hà ở thôn Vai, xã Thanh Nông, huyện Lạc Thủy đã phần nào mang lại hiệu quả trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất của nhiều người dân thôn bởi với đặc điểm địa hình bị chia cắt, đây là phương tiện khá hữu dụng trong việc đi lại và vận chuyển hàng hóa phát triển kinh tế, khai thác tiềm năng, thế mạnh. Tuy nhiên, theo quan sát bằng trực quan có thể nhìn thấy hàng ngày, chiếc cầu tạm đang oằn mình “cáng” hàng trăm lượt người, xe cộ qua lại… và đây có thể là tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông đường thủy. Vì thế, mong muốn có được một chiếc cầu mới đảm bảo an toàn luôn là mong muốn chung của những người dân nơi đây.

 

 

                                                                         Hoàng Huy

 

 

Các tin khác


Thủ tướng chỉ đạo xây dựng Nghị định chế độ tiền lương mới

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu nghiên cứu, đề xuất một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập.

Thúc đẩy phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể

Kinh tế hợp tác không chỉ giúp ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh mà còn tạo việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo, ổn định đời sống của thành viên. Thời gian qua, xác định vai trò và tầm quan trọng của phát triển kinh tế tập thể (KTTT), trên cơ sở các quy định của Trung ương, tỉnh Hòa Bình đã kịp thời ban hành các chính sách hỗ trợ, tạo động lực thúc đẩy KTTT phát triển. Qua đó đóng góp quan trọng vào phát triển KT-XH của địa phương.

Hiệu quả từ trồng dưa - theo tiêu chuẩn VietGAP ở xã Mai Hạ

Những năm qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) nỗ lực thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện cuộc sống, thu nhập cho người dân. Trong đó phải nói đến trồng dưa hấu theo tiêu chuẩn VietGAP đã giúp người dân địa phương bước vươn lên thoát nghèo.

Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương ký kết giao ước thi đua năm 2024

Sáng 12/4, Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương tổ chức hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2024. 

Tháo gỡ đầu ra cho cây gai xanh

Chậm thu mua, chậm thanh toán … ! Đó là thực trạng chung đối với các hộ liên kết trồng cây gai xanh trên địa bàn tỉnh. Nguyên nhân do kinh tế suy thoái nên các doanh nghiệp khó khăn trong việc thu mua, "đầu ra” không ổn định. Từ thực tế đó, người dân mong muốn chính quyền địa phương và các sở, ngành chức năng phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp thực hiện nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn về đầu ra cho cây gai xanh. Qua đó đảm bảo nguồn cung, cầu ổn định, tạo điều kiện cho các hộ trồng gai xanh yên tâm phát triển và nâng cao giá trị cây trồng.

Bền bỉ vượt khó cùng vốn ưu đãi

Với sự đồng hành và hỗ trợ đa chiều của vốn tín dụng chính sách (TDCS) đã viết nên nhiều câu chuyện về hành trình vượt lên nghèo, đói của không ít hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục