Mô hình trồng cây lặc lày hữu cơ của bà Bùi Thị Nguyệt, xóm Giếng Xạ, xã Cư Yên (Lương Sơn).

Mô hình trồng cây lặc lày hữu cơ của bà Bùi Thị Nguyệt, xóm Giếng Xạ, xã Cư Yên (Lương Sơn).

(HBĐT) - Đến thăm mô hình trồng cây lặc lày hữu cơ của bà Bùi Thị Nguyệt, xóm Giếng Xạ, xã Cư Yên (Lương Sơn), chúng tôi được chứng kiến cách ươm trồng cây lặc lày khi mới nảy mầm. Vừa xới đất để ươm cây, bà vừa cho biết: Trồng lặc lày có giá trị kinh tế cao hơn gấp 4 - 5 lần so với cây lúa, song giá cả lại bấp bênh, đầu ra không ổn định. Vào đầu mùa, lặc lày thu hoạch có thể bán được 20.000 đồng/kg nhưng giữa mùa có khi xuống 1.000 đồng/kg. Sự bấp bênh của giá cả khiến các hộ dân trồng cây lặc lày hữu cơ nơi đây lo lắng. Chính vì thế, khi có chủ trương xây dựng thương hiệu riêng cho quả lặc lày, nhiều hộ dân đã thể hiện sự đồng tình, ủng hộ, đặc biệt là những hộ dân trồng loại cây này.

 

Huyện Lương Sơn có điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu phù hợp với loại cây lặc lày. Hợp đất, nước, lặc lày cho quả có vị ngọt mát tự nhiên, không dùng chất kích thích nên bảo đảm an toàn. Chính vì thế, cây lặc lày được đánh giá là thế mạnh của Lương Sơn, thu hút nhiều hộ dân tham gia trồng. Hiện nay, toàn huyện có 60 ha cây lặc lày hữu cơ và đang mở rộng ra nhiều xã trên địa bàn huyện.

 

Nhận thấy những tiềm năng lớn của quả lặc lày, Hội Nông dân huyện Lương Sơn đã tổ chức giới thiệu quả lặc lày đến các khách hàng trong và ngoài nước, đồng thời, nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể đối với quả lặc lày hữu cơ Lương Sơn để sản phẩm nhanh chóng có thương hiệu, lô gô và tung ra thị trường với tư cách là sản phẩm đã được đăng ký sở hữu trí tuệ.

 

Quá trình xây dựng thương hiệu sản phẩm lặc lày hữu cơ Lương Sơn đã được thực hiện hoàn tất và đang trong giai đoạn chờ cấp phép. Đồng chí Phùng Thị Lan, Chủ tịch Hội Nông dân huyện cho biết: Sau khi nhận nhiệm vụ từ UBND huyện về việc đăng ký nhãn hiệu tập thể cho quả lặc hữu cơ, được hướng dẫn và giúp đỡ từ phía Sở KH&CN về mặt thủ tục và kế hoạch, sau đó làm đơn đại diện cho tập thể đề nghị xây dựng thương hiệu lặc lày hữu cơ của huyện từ tháng 12/2013, đến nay đã nhận được sự phản hồi để bắt đầu thực hiện vào năm 2014. Bên cạnh đó, Hội tổ chức cho các hộ nông dân đi thăm quan, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm trồng lặc  lày hữu cơ tại các địa phương đã có những mô hình điển hình. Trên cơ sở đó, nhân rộng mô hình ra toàn huyện với mong muốn tạo dựng một thương hiệu riêng cho lặc lày hữu cơ Lương Sơn.

 

Để sản phẩm lặc lày hữu cơ Lương Sơn phát triển ổn định và lâu dài, đồng chí Nguyễn Anh Đức, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện cho biết: Trong thời gian tới, huyện sẽ gắn cây lặc lày với quy hoạch ngành để có sự phát triển quy mô theo hướng hàng hóa, đặc biệt gắn với QLNN trong sản phẩm nông nghiệp nói chung, trong đó có sản phẩm rau hữu cơ của huyện Lương Sơn nói riêng và cả cây lặc lày.

 

 

                                                                                    Thu Thảo

                                                                        (Sinh viên thực tập)

Các tin khác


UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp 

Chiều 16/4, Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh phối hợp tổ chức Hội nghị kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp tỉnh. Đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, Agribank chi nhánh tỉnh và Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh chủ trì hội nghị.

Thúc đẩy tạo sinh kế cho nông dân dưới tán rừng

Sau một thời gian triển khai, Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại giai đoạn II (Chương trình FFF II) do Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên hợp quốc (FAO) tài trợ tiếp tục phát huy hiệu quả. Các mô hình phát triển rừng gỗ lớn, trồng cây nông nghiệp hữu cơ, nông lâm kết hợp được nhân rộng. Đặc biệt, nhiều nông dân đã thay đổi tư duy, biết tận dụng đất rừng vốn có để nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích.

Huyện Lạc Thủy: Siết chặt quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Những năm qua, UBND huyện Lạc Thủy thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trên cơ sở chấp hành đúng, đầy đủ quy định pháp luật, góp phần vào sự phát triển kinh tế của địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục