Mô hình sản xuất rau an toàn theo quy trình kỹ thuật của Hàn Quốc đã mở ra cơ hội mới cho nông dân xã Yên Lạc nói riêng và sản xuất nông nghiệp của huyện Yên Thủy nói chung.

Mô hình sản xuất rau an toàn theo quy trình kỹ thuật của Hàn Quốc đã mở ra cơ hội mới cho nông dân xã Yên Lạc nói riêng và sản xuất nông nghiệp của huyện Yên Thủy nói chung.

(HBĐT) - Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chú trọng triển khai kế hoạch dồn điền - đổi thửa, tích cực thực hiện các mô hình trình diễn áp dụng tiến bộ KH-KT... Đó là những giải pháp chính quyền và nhân dân huyện Yên Thủy mạnh dạn triển khai nhằm tạo bước đột phá nâng cao hiệu quả sản xuất, hướng tới xây dựng nền nông nghiệp hàng hóa có tính chuyên canh và giá trị gia tăng bền vững.

 

Từ tháng 8/2013, UBND huyện Yên Thủy phối hợp thực hiện dự án “Xây dựng mô hình trình diễn sản xuất rau” do Liên hiệp Cộng đồng nông thôn Hàn Quốc tài trợ. Dự án có 6 hoạt động chính gồm: Xây dựng các ruộng mô hình sản xuất rau, gửi chuyên gia sang công tác tại Việt Nam, chương trình đào tạo tại Hàn Quốc, chương trình đào tạo tại địa phương, cải tiến hệ thống phân phối rau, đầu tư hạ tầng và trang thiết bị phục vụ sản xuất (sau này sẽ bàn giao cho địa phương quản lý). Trong năm đầu tiên thực hiện, mô hình sản xuất rau (gồm 5 loại: hành, củ cải, khoai tây, ớt, cải thảo được trồng theo đúng quy trình sản xuất rau an toàn thực phẩm của Hàn Quốc) được triển khai với diện tích 1 ha, thu hút 15 hộ nông dân xóm Chóng (xã Yên Lạc) tham gia. Đến nay, cây trồng phát triển tốt, cho năng suất, chất lượng cao, sản phẩm tạo được uy tín trên thị trường. Thành công bước đầu của dự án đã góp phần tích cực làm thay đổi nhận thức và tập quán canh tác của người nông dân, từng bước hình thành các nhóm hộ, tổ hợp tác để tăng cường liên kết sản xuất, đảm bảo quyền lợi cho cả doanh nghiệp lẫn người sản xuất. Kết quả này cũng cho thấy tính khả thi của việc đưa giống rau mới của Hàn Quốc vào sản xuất trên địa bàn huyện Yên Thuỷ, hứa hẹn mở ra cơ hội mới cho sản xuất nông nghiệp của địa phương.

 

Song song với nỗ lực tìm kiếm cơ hội mới cho sản xuất nông nghiệp, UBND huyện Yên Thủy đã chỉ đạo các giải pháp đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Cụ thể, từ nay đến năm 2015, huyện dự kiến sẽ nâng diện tích trồng ngô lên khoảng 2.500 ha, tăng diện tích cây công nghiệp ngắn ngày khoảng trên 3.800 ha, tăng diện tích cây có củ lấy bột khoảng trên 2.200 ha, tăng diện tích cây ăn quả khoảng 700 ha, đặc biệt sẽ phát triển mạnh nhóm cây thực phẩm với chủ lực là bí xanh, bí đỏ và rau đậu các loại bởi đây là nhóm cây có hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với các loại cây trồng truyền thống. Nhằm nâng cao hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng, huyện Yên Thủy chú trọng triển khai kế hoạch dồn điền, đổi thửa, từng bước khắc phục tình trạng manh mún ruộng đất, tạo điều kiện thuận lợi để triển khai quy hoạch các vùng sản xuất chuyên canh, từ đó nâng cao hiệu quả đầu tư cho sản xuất nông nghiệp.  

 

Đồng chí Bùi Thị Kim Cúc, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Năm nay, huyện tiếp tục đặt mục tiêu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa có hiệu quả, bền vững, an toàn. Giải pháp trọng tâm là đưa các giống mới có năng suất, chất lượng vào sản xuất; tiếp tục xây dựng và nhân rộng các mô hình trồng trọt có giá trị kinh tế cao; ứng dụng tiến bộ KH-KT và công nghệ tiên tiến vào sản xuất, tăng cường chuyển giao các biện pháp kỹ thuật canh tác, thâm canh; đẩy mạnh đầu tư thâm canh và nâng cao chất lượng sản phẩm; tăng cường kết nối thị trường, tìm đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp... Với những giải pháp cụ thể, huyện phấn đấu xây dựng một nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa có tính chuyên canh bền vững trên cơ sở thực hiện thành công quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng chuyển đổi diện tích các loại cây trồng năng suất thấp, kém hiệu quả sang trồng những cây có giá trị kinh tế cao hơn, đồng thời tạo sự chuyển biến về năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm để tăng giá trị gia tăng trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp. Đó là định hướng xuyên suốt của huyện nhằm tạo bước đột phá xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại và phát triển bền vững góp phần tích cực làm thay đổi diện mạo nông nghiệp - nông thôn của địa phương.

 

 

                                                                               Thu Trang

 

Các tin khác


Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Giá vàng sáng 22/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng 22/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty kinh doanh vàng như sau:

500 đoàn viên, người lao động tham dự hội chợ việc làm huyện Đà Bắc

Trung tâm Lao động ngoài nước, Bộ LĐ-TB&XH phối hợp Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hoà Bình, UBND huyện Đà Bắc vừa tổ chức hội chợ việc làm. 500 đoàn viên thanh viên, người lao động đến từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã tham dự.

Giá vàng sáng 21/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 21/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty vàng như sau:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục