Quách Văn Minh đang cắt tỉa, chăm sóc cây cảnh tại vườn nhà.

Quách Văn Minh đang cắt tỉa, chăm sóc cây cảnh tại vườn nhà.

(HBĐT) - Hơn 7 năm làm cây cảnh nhưng chính thức khởi nghiệp kinh doanh cây khoảng 4 năm. Giờ đây, anh Quách Văn Minh (sinh năm 1990) đã làm chủ một cơ sở SX -KD sinh vật cảnh ở thôn Bùi Trám, xã Hòa Sơn, huyện Lương Sơn và là hội viên hội sinh vật cảnh xã Hòa Sơn đã mang lại nguồn thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ niềm đam mê này.

 

Từ nhỏ Minh đã có niềm đam mê đặc biệt đối với cây cảnh, từng theo chân chú ruột rong ruổi trên khắp các nẻo đường Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định để tìm mua cây. Từ sở thích thích sưu tầm các loài hoa, cây cảnh về trồng trong khuôn viên gia đình, những lúc rảnh rỗi, Minh thường học hỏi kinh nghiệm trồng cây từ những người đi trước và đi khắp nơi tìm những mẫu cây đẹp. Được giao lưu, tiếp cận với các nhà vườn nổi tiếng, Minh nhận thấy kinh doanh sinh vật cảnh là nghề khá hấp dẫn. Nhờ tích lũy kinh nghiệm, năm 2010, được sự động viên của gia đình, Minh bắt đầu kinh doanh. Tuy quy mô chưa lớn nhưng các chậu cây đều được lựa chọn với nhiều thế đẹp, cầu kỳ được khách hàng yêu thích. Sau đó, Minh gia nhập Hội Sinh vật cảnh xã Hoà Sơn để có cơ hội giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, kỹ thuật làm cây cảnh. Vừa cắt tỉa cây, Minh vừa tâm sự: Vì đam mê với cây, từ số tiền ít ỏi của gia đình, em tìm mua các mối cây mang về tạo thế, làm bể, làm khay cho cây, khi bán được những cây nhỏ ban đầu, có vốn em tiếp tục mua cây lớn hơn để kinh doanh và quay vòng vốn. Thời điểm rộ chơi cây, các cây trong vườn nhà em chỉ ở 1 tuần đến 1 tháng là luân chuyển. Qua quá trình đi các nơi, em mua các cây có tuổi, có gốc rễ về tạo thế cho cây. Mới 24 tuổi nhưng Minh đã là chủ của vườn cây cảnh trị giá hàng tỷ đồng.

 

Trong khuôn viên khoảng 300 m2, vườn cây cảnh của Minh hiện có khoảng 50 cây to được trồng trong chậu cảnh, đặt xen   kẽ những hòn non bộ. Do thời điểm này kinh tế khó khăn, cây cảnh khó bán, lượng khách tới mua cây cảnh giảm, kinh doanh cây cảnh bị lắng xuống, giá cây cảnh cũng không còn đắt như trước nữa. Tuy nhiên, Minh lạc quan cho rằng cây cảnh càng để lâu càng có giá, hàng ngày Minh vẫn chăm sóc, cắt tỉa, phun thuốc cho cây, tạo thế cho những cây đang lớn, khi có tiền em lại tìm mua thêm cây mới; đợi khi thị trường ấm lên, cây cảnh chắc chắn có giá trở lại. Hiện, trong vườn nhà em trồng các loại cây như tường vi, phi lao, tùng la hán, duối, hoa giấy, si, me. Minh chia sẻ: “Đối với người kinh doanh cây cảnh, chọn được cây có tiềm năng là rất quan trọng. Chơi cây cảnh rất tốn công sức và mất nhiều thời gian. Có nhiều thế cây phải mất vài năm mới tạo được khung”. Minh cho biết, cây trị giá nhất có thời điểm khách trả 450 triệu nhưng em chưa bán, cây nhỏ từ 2 triệu trở lên, cây lớn và được đặt hòn non bộ trồng trong chậu to đều có giá hàng chục tới hàng trăm triệu.

 

Nói về những dự định tương lai, Minh cho biết, trước đây em học khoa Nông học trường cao đẳng Cộng đồng, sau đó liên thông lên đại học Lâm nghiệp và mới tốt nghiệp ra trường. Trước mắt, em tìm việc đúng chuyên môn, vừa làm, vừa tiếp tục phát triển vườn cây cảnh. Minh đang chuyển hướng sang trồng cây bóng mát và tiến tới kinh doanh cây xanh cho các nhà hàng, công sở.

 

 

 

                                                                          Đinh Thắng

 

 

 

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục