Bà Lê Thị Xuân, xóm Lộc Môn, xã Trung Sơn (Lương Sơn) chăm sóc vườn bưởi của gia đình.

Bà Lê Thị Xuân, xóm Lộc Môn, xã Trung Sơn (Lương Sơn) chăm sóc vườn bưởi của gia đình.

(HBĐT) - Gia đình bà Lê Thị Xuân, xóm Lộc Môn, xã Trung Sơn là một trong những hội viên nông dân được nhiều người biết đến với mô hình trồng bưởi Diễn. Năm 2004, qua đọc báo, nghe đài thấy mô hình trồng bưởi Diễn cho hiệu quả kinh tế cao, bà Xuân đã học hỏi kinh nghiệm tại các mô hình trồng bưởi trong và ngoài tỉnh. Nhận thấy loại cây này phù hợp với điều kiện đồi núi, phát triển kinh tế của gia đình, bà Xuân đã mạnh dạn cải tạo đất và mua cây giống về trồng.

 

Đến nay, gia đình bà có trên 300 gốc bưởi và 200 gốc chanh đào đã cho thu hoạch. Từ mô hình này, mỗi năm, gia đình bà thu lãi hàng trăm triệu đồng. Bà Xuân cho biết: “Đặc điểm của cây bưởi Diễn là kháng bệnh tốt, ra hoa kết quả ổn định, không bị mất mùa. Bưởi Diễn chỉ sau 3 năm trồng là cho thu hoạch. Trung bình mỗi cây có khoảng 70 - 100 quả, giá bán từ 18.000 - 20.000 đồng / quả, thị trường tiêu thụ rộng, các thương lái ở mọi nơi về đặt tiền mua từ khi quả còn non”.

 

Cũng thực hiện ước mơ làm giàu tại quê hương, gia đình ông Trần Văn Khôi, xóm Lộc Môn, xã Trung Sơn lại chọn mô hình phát triển kinh tế tổng hợp từ trồng rau ngót nếp, nuôi gà thịt và nuôi hươu lấy nhung. Nhờ tìm hiểu thực tế các mô hình kinh tế và được tham dự các lớp tập huấn chuyển giao KH -KT cộng với sự cần cù, chịu khó, hiện gia đình ông đã có 7 con hươu nuôi lấy nhung (trung bình 1 con cho cắt 2 lần nhung /năm, mỗi cặp nhung bán ra thị trường khoảng 16 - 17 triệu đồng), hàng trăm con gà thịt (mỗi năm xuất bán 2 lứa), gần 1ha rau ngót nếp (mỗi năm xuất ra thị trường 27 tấn rau). Với việc duy trì phát triển mô hình kinh tế tổng hợp này, mỗi năm gia đình ông Khôi thu về từ 100 - 150 triệu đồng.

 

Trên đây chỉ là hai trong số những hộ nông dân SX -KD giỏi trên địa bàn huyện. Năm 2013, huyện Lương Sơn có 5.040 hộ nông dân SX -KD giỏi, trong đó, có 13 hộ đạt danh hiệu nông dân SX -KD giỏi cấp huyện. Điển hình như mô hình nuôi bò sữa của  ông Nguyễn Văn Sinh ở xã Liên Sơn cho thu nhập trên 120 triệu đồng/năm; mô hình trồng rau hữu cơ của ông Nguyễn Đức Xưởng ở thị trấn Lương Sơn cho thu nhập khoảng 100 triệu đồng/năm; mô hình chăn nuôi gà thả vườn của ông Nguyễn Văn Hiếu ở xã Hợp Châu có thu nhập trên 100 triệu đồng/năm; chăn nuôi lợn thả rông của bà Trịnh Thị Linh ở xã Cao Răm cho thu nhập trên 100 triệu đồng/năm; sản xuất gạch block của ông Nguyễn Văn Tư ở thị trấn Lương Sơn cho thu nhập trên 120 triệu đồng /năm...

 

Những năm qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau XĐ -GN và làm giàu chính đáng được các cấp Hội ND huyện Lương Sơn hưởng ứng tích cực. Để các mô hình kinh tế xuất hiện ngày càng nhiều, mang lại hiệu quả và thu nhập đáng kể cho nông dân, trong thời gian qua, các cấp hội nông dân đã vận động nông dân mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa những giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng vào SX -KD, áp dụng các tiến bộ KH -KT vào sản xuất, tạo động lực thúc đẩy cho các hộ nông dân nhất là nông dân nghèo vươn lên xóa nghèo và làm giàu chính đáng. Ngoài ra, để giúp đỡ hội viên về nguồn vốn trong phát triển kinh tế, các cấp hội đã thực hiện tốt vai trò ủy thác với Ngân hàng CSXH huyện giải quyết cho 3.614 lượt hội viên vay trên 42 tỷ đồng; phối hợp với Ngân hàng NN & PTNT tạo điều kiện cho 324 hộ vay  trên 11 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Hội còn phối hợp với Công ty Supe và hóa chất Lâm Thao cung ứng 78 tấn phân NPK trả chậm cho hội viên nông dân... Nhờ có vốn và KH -KT, nhiều hội viên nông dân huyện Lương Sơn đã hăng hái thi đua LĐSX, xây dựng những mô hình kinh tế cho hiệu quả cao như: chăn nuôi bò sữa, lợn siêu nạc, gà an toàn sinh học, rau hữu cơ...

 

 

 Hoàng Huy

 

 

 

Các tin khác


Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Giá vàng sáng 22/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng 22/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty kinh doanh vàng như sau:

500 đoàn viên, người lao động tham dự hội chợ việc làm huyện Đà Bắc

Trung tâm Lao động ngoài nước, Bộ LĐ-TB&XH phối hợp Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hoà Bình, UBND huyện Đà Bắc vừa tổ chức hội chợ việc làm. 500 đoàn viên thanh viên, người lao động đến từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã tham dự.

Giá vàng sáng 21/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 21/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty vàng như sau:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục