Thiết thực hưởng ứng phong trào thi đua

Thiết thực hưởng ứng phong trào thi đua "Hòa Bình chung sức xây dựng NTM”, nhân dân thôn Đồng Nội, xã Đồng Tâm (Lạc Thủy) đóng góp trên 100 triệu đồng xây dựng cổng làng và đường GTNT theo chuẩn NTM.

(HBĐT) - Sau hơn 3 năm thực hiện chương trình xây dựng NTM, tỉnh ta đạt những kết quả đáng khích lệ, huy động sự vào cuộc của cả cộng đồng dân cư, đặc biệt là sức dân vào chương trình. Các địa phương đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt để thực hiện các nội dung, tiêu chí. Nhiều xã có cách làm sáng tạo, linh hoạt, phát huy tốt tiềm năng lao động, sự đoàn kết nhất trí trong nhân dân, huy động nhiều nguồn lực, tạo được phong trào, khí thế thi đua xây dựng NTM. Bộ mặt nông thôn từng bước khởi sắc và xã NTM đang hiện hữu ngày càng rõ nét hơn.

 

Đồng Tâm (Lạc Thủy) là xã điểm xây dựng NTM của tỉnh. Đến hết tháng 7, xã đạt 15 tiêu chí. Để cán đích vào năm 2015 theo lộ trình, ngoài huy động nguồn lực, xã tích cực tuyên truyền vận động nhân dân hiến đất, hiến của, hiến công thực hiện xây dựng NTM. Theo thống kê đến nay toàn xã có 96 hộ hiến đất với diện tích 5.700 m2 làm đường GTNT, nhiều hộ tự giải phóng cây cối, hoa màu, tường bao... mà không đòi hỏi hỗ trợ hay đền bù. Điển hình như thôn Đồng Nội mới đây đã huy động đóng góp trên 100 triệu đồng xây dựng cổng làng và đường GTNT theo chuẩn NTM. Chủ tịch UBND xã Trịnh Xuân Nghị cho biết: Khi người dân được bàn bạc, thấy việc có lợi cho thôn, xã cũng là có lợi cho mình sẽ có sự đồng thuận, nhất trí cao. Người dân hiểu rõ mục đích, tư tưởng đã thông, họ sẵn sàng chung tay, góp sức, hiến kế cùng xây dựng, điều đó đã được cụ thể hóa ở các địa phương trong tỉnh. Không chỉ đóng góp công mà các hộ nghèo cũng cố gắng vươn lên trong phát triển kinh tế gia đình, các hộ khá giả giúp đỡ hộ nghèo hơn cũng là đóng góp tích cực xây dựng NTM.

 

Theo BCĐ 800 tỉnh, để xây dựng NTM hiệu quả, tỉnh ta đã xây dựng kế hoạch cụ thể thực hiện trong giai đoạn 2010 - 2020; phấn đấu đến năm 2015 có 15% số xã và đến 2020 có 50% số xã đạt tiêu chí xã NTM. Một điều dễ nhận thấy là sự khởi sắc khá rõ nét trong các KDC, cơ sở vật chất, đời sống tinh thần của người dân được nâng lên. Từ xã điểm của tỉnh, của huyện đến các xã không phải là điểm, cơ sở hạ tầng, các thiết chế văn hóa từng bước được xây dựng khang trang hơn, đáp ứng phát triển, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý hơn gắn với điều kiện cụ thể của mỗi xã, địa phương. Trong 3 năm, bằng nhiều nguồn lực, toàn tỉnh đã hỗ trợ đầu tư xây dựng và sửa chữa được 770 công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu gồm 70 công trình giao thông liên xã, liên thôn, ngõ xóm, nội đồng, 177 công trình Thủy lợi, 122 công trình điện, 3 chợ, 2 điểm truy cập internet, 20 điểm phục vụ bưu chính viễn thông, xây dựng đạt chuẩn được 367 nhà văn hoá và khu thể thao thôn... Các xã đã triển khai trên 400 mô hình sản xuất nhằm nâng cao thu nhập, giảm nghèo và củng cố quan hệ sản xuất, nâng thu nhập bình quân khu vực nông thôn đạt 13, 5 triệu đồng/người/năm; tỉ lệ hộ nghèo giảm còn 21,73%; tỷ lệ lao động trong độ tuổi có việc làm đạt 76%. Kết quả huy động nguồn lực trong 3 năm đạt trên 8.000 tỷ đồng, trong đó, nhân dân đóng góp trên 1.240 tỷ đồng, hiến 800.459 m2 đất và trên 770.000 ngày công lao động; nguồn vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án trên 3.000 tỉ đồng; nguồn vốn tín dụng gần 4.000 tỷ đồng.

 

Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: Từ thực tiễn cho thấy, mỗi cấp chính quyền, cán bộ lãnh đạo cơ sở nếu chỉ quan tâm vào nguồn vốn đầu tư của Nhà nước mà quên đi sự huy động sức mạnh từ nội lực trong dân là một sai lầm lớn. Nội lực trong dân là công sức, là tiền của, trí tuệ, là thay đổi cách nghĩ, cách làm từ manh mún, lạc hậu sang áp dụng KH -KT... Bởi xây dựng NTM cũng chính là xây dựng cho cuộc sống người dân khấm khá hơn, giàu có hơn và là cơ sở để người dân nông thôn vươn lên trong cuộc sống, làm chủ trên mảnh đất quê hương mình.

 

 

                                                                      Đinh Thắng

 

 

Các tin khác


Quý I, tổng Quỹ Hỗ trợ nông dân đạt trên 63,5 tỷ đồng

Trong quý I/2024, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh tích cực phối hợp với Hội Nông dân các huyện, thành phố tổ chức giải ngân vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân từ nguồn ngân sách của tỉnh cấp năm 2024.

3 tháng, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.306 tỷ đồng

Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, thu ngân sách Nhà nước của tỉnh ước thực hiện hết tháng 3/2024 đạt 1.306 tỷ đồng, bằng 32% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 23% so với chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh và bằng 153% so với cùng kỳ.

Toàn tỉnh có gần 5 nghìn lồng nuôi cá

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, tình hình sản xuất thủy sản trong tỉnh ổn định. Hiện toàn tỉnh có diện tích nuôi cá ao, nuôi cá ruộng là 2.695 ha (nuôi kết hợp ở các hồ thủy lợi 1,2 nghìn ha); số lồng nuôi cá có 4.987 lồng. Trong 3 tháng đầu năm 2024, sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.472 tấn; các cơ sở sản xuất được 9 triệu con cá giống các loại phục vụ cho sản xuất.

Triển vọng nghề nuôi dê núi ở vùng cao Đà Bắc

Tận dụng tiềm năng, lợi thế về bãi chăn thả, nguồn thức ăn, những năm qua, người dân trên địa bàn huyện Đà Bắc chú trọng chuyển đổi từ nuôi trâu, bò sang nuôi dê. Với ưu điểm "chỉ ăn cỏ, uống nước lã”, nuôi dê trở thành hướng đi đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Huy động trên 11 nghìn ngày công làm công tác dân vận

Thực hiện công tác dân vận, trong 5 năm qua (2019 - 2024), LLVT tỉnh và các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn đã tổ chức 47 đợt "Hành quân huấn luyện dã ngoại kết hợp làm công tác dân vận”. Qua đó huy động 11.132 ngày công của CB,CS, trên 1.000 lượt phương tiện tham gia giúp dân lao động sản xuất, vệ sinh môi trường, sửa chữa nhà ở.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục