Mô hình chăn nuôi bò sữa ở xã Nhuận Trạch (Lương Sơn) cho thu nhập bình quân hơn 200 triệu đồng/năm.

Mô hình chăn nuôi bò sữa ở xã Nhuận Trạch (Lương Sơn) cho thu nhập bình quân hơn 200 triệu đồng/năm.

(HBĐT) - Trong 19 tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM thì việc nâng cao thu nhập cho người dân (tiêu chí thứ 10) và giảm tỷ lệ hộ nghèo (tiêu chí 11) được đánh giá là 2 tiêu chí khó thực hiện nhất. Đây là bài toán chưa có lời giải, bởi sản xuất tại các địa phương còn lệ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên và sự bấp bênh của thị trường.

 

Theo thống kê của BCĐ 800 tỉnh, đến nay mới có 59 xã đạt tiêu chí về thu nhập. Với 29 xã phấn đấu về đích NTM giai đoạn năm 2015 đã cơ bản đạt tiêu chí này nhưng với các xã còn lại, hầu như chưa có xã nào đạt tiêu chí tăng thu nhập, vì vậy, áp lực cho các xã xây dựng NTM rất lớn.

 

Thực tế từ các xã thực hiện chương trình NTM giai đoạn 2011-2015 cho thấy, không phải địa phương nào cũng tìm được hướng đi phù hợp để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân. Hầu hết đều là xã thuần nông, tỷ lệ lao động nông nghiệp chiếm hơn 80%. Đối với huyện Đà Bắc, điều kiện phát triển kinh tế còn khó khăn, việc nâng cao thu nhập, giảm nghèo là vấn đề hết sức nan giải, theo thống kê, chưa có xã nào đạt tiêu chí này, kể cả 3 xã điểm phấn đấu về đích 2015. Hiền Lương, xã điểm xây dựng NTM của tỉnh là một minh chứng. Trong những năm qua, KT-XH của xã có nhiều thay đổi do đã có quy hoạch vùng sản xuất các loại cây màu, công nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản và chăn nuôi. Nhân dân được chuyển giao kiến thức KH-KT, hỗ trợ vốn phát triển sản xuất. Về phát triển nông nghiệp, nhân dân đã thâm canh các loại cây màu, sử dụng các loại giống mới cho năng suất cao. Năm 2010, sản lượng ngô mới đạt 1.200 tấn, năm 2014 đã đạt trên 3.000 tấn. Chăn nuôi thủy sản từ 30 lồng cá phát triển lên 189 lồng. Về lâm nghiệp, 100% diện tích rừng tự nhiên được bảo vệ, diện tích rừng trồng mới luôn phát triển. Tuy nhiên, đời sống nhân dân vẫn còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao, thu nhập chủ yếu của người dân phụ thuộc vào SXNN nên tiêu chí tăng thu nhập khó hoàn thành. Theo đồng chí Xa Đức Chính, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Hiền Lương, đến hết tháng 8, xã đã đạt 11 tiêu chí nhưng khó khăn lớn nhất trong xây dựng NTM là tiêu chí tăng thu nhập và giảm tỷ lệ hộ nghèo. Xã mong muốn nhận được các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo ngành nghề phụ, thu hút lao động, tăng thu nhập cho người dân.

 

Do xác định là tiêu chí khó và quan trọng nhất trong các tiêu chí xây dựng NTM, thời gian qua, ngành nông nghiệp đã tập trung các nguồn lực thực hiện các chương trình, dự án nhằm tăng thu nhập cho người dân. Theo đó, UBND tỉnh đã chỉ đạo Chi cục Phát triển nông thôn xây dựng  đề án kinh tế hộ, các cơ quan chức năng liên quan tạo điều kiện để  người dân tiếp cận được vốn vay ưu đãi cho SXNN... Qua quá trình triển khai thực hiện đã tạo sự chuyển   biến tích cực về SXHH tập trung, làm thay đổi phương thức sản xuất và đã hình thành những mô hình sản xuất hiệu quả.

 

Mô hình chăn nuôi bò sữa ở xã Liên Sơn là một minh chứng cho việc phát triển kinh tế hộ gia đình, tăng thu nhập cho người nông dân ở một xã thuần nông. Năm 2013, từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất của chương trình xây dựng NTM, xã tập trung hỗ trợ nông dân chăn nuôi bò sữa với các nội dung xây dựng chuồng trại, mua con giống, máy thái cỏ, trồng cỏ, máy vắt sữa, điểm lưu trữ sữa, tập huấn kỹ thuật và thành lập tổ hợp tác chăn nuôi bò sữa xóm Liên Khuê gồm 8 hộ tham gia. Tổng vốn thực hiện mô hình gần 1,4 tỉ đồng, trong đó, vốn do ngân sách cấp 148 triệu đồng, vốn do nhân dân tự đóng góp, vay tín dụng, vay hỗ trợ từ quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh trên 1 tỉ đồng. Đến nay đã có 16 hộ tham gia với 39 con bò, trong đó, 8 con đã cho sữa, bình quân thu từ 16-22 kg sữa/ngày, giá bán 18.000 đồng/kg. Theo đồng chí Lưu Hữu Toán, Chủ tịch UBND xã, mô hình chăn nuôi bò sữa có khả năng nhân rộng ra các thôn, xóm khác trong xã mang lại hiệu quả giá trị kinh tế cao. Xã đang xây dựng đề án, đến năm 2020 phát triển lên 100 con, tăng thu nhập và giảm nghèo bền vững cho người dân. Đó chính là điều cốt lõi, mục tiêu chính của chương trình xây dựng NTM.

 

Đồng chí Lê Văn Thạch, Phó Chi cục PTNT cho biết: Để đạt được tiêu chí thu nhập trong xây dựng NTM, trước tiên là thay đổi tập quán, nâng cao hiệu quả, năng suất, hướng tới SXHH tập trung và mở rộng các ngành nghề cho nông dân. Bên cạnh đó, không thể bỏ qua yếu tố thị trường bao tiêu sản phẩm. Việc song hành giải quyết 2 vấn đề này là giải pháp hiệu quả cho bài toán nâng cao thu nhập cho người nông dân một cách ổn định, bền vững.

 

 

 

 

                                                                      Đinh Thắng

 

 

 

Các tin khác


UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp 

Chiều 16/4, Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh phối hợp tổ chức Hội nghị kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp tỉnh. Đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, Agribank chi nhánh tỉnh và Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh chủ trì hội nghị.

Thúc đẩy tạo sinh kế cho nông dân dưới tán rừng

Sau một thời gian triển khai, Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại giai đoạn II (Chương trình FFF II) do Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên hợp quốc (FAO) tài trợ tiếp tục phát huy hiệu quả. Các mô hình phát triển rừng gỗ lớn, trồng cây nông nghiệp hữu cơ, nông lâm kết hợp được nhân rộng. Đặc biệt, nhiều nông dân đã thay đổi tư duy, biết tận dụng đất rừng vốn có để nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích.

Huyện Lạc Thủy: Siết chặt quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Những năm qua, UBND huyện Lạc Thủy thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trên cơ sở chấp hành đúng, đầy đủ quy định pháp luật, góp phần vào sự phát triển kinh tế của địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục