Xưởng may túi siêu thị ở thị trấn Bo của Công ty TNHH MTV Hùng Như giải quyết việc làm cho 50 lao động, thu nhập bình quân từ 2 - 2,5 triệu đồng/người/tháng.

Xưởng may túi siêu thị ở thị trấn Bo của Công ty TNHH MTV Hùng Như giải quyết việc làm cho 50 lao động, thu nhập bình quân từ 2 - 2,5 triệu đồng/người/tháng.

(HBĐT) - Nghề may túi siêu thị là nghề mới, giải quyết việc làm cho khá nhiều lao động trên địa bàn huyện Kim Bôi. Cùng cán bộ Phòng LĐ-TB&XH huyện, chúng tôi đên thăm 1 xưởng may túi siêu thị của Công ty TTHH MTV Hùng Như tại thị trấn Bo.

 

Anh Bùi Quang Hùng, Phó Giám đốc Công ty cho biết: “Ngoài địa điểm ở thị trấn Bo, gia đình tôi mở được 2 xưởng may túi siêu thị ở xã Vĩnh Đồng và Đông Bắc, giải quyết việc làm cho gần 100 lao động trên địa bàn. Gia đình nhận được đơn đặt hàng ở Hà Nam nên không lo đầu ra cho sản phẩm”. Đang ngồi gấp những chiếc túi vừa may xong, chị Quách Thị Huệ ở xã Kim Bình phấn khởi chia sẻ: Ngoài việc đồng áng có thời gian là tôi lên đây may thuê, thu nhập thêm từ 2- 2,5 triệu đồng/ tháng, góp phần cải thiện cuộc sống gia đình.

 

Đồng chí Đào Anh Tuấn, Phó phòng LĐ-TB&XH huyện Kim Bôi khẳng định: Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm, trong những năm qua, huyện Kim Bôi đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị, ban, ngành, đoàn thể trong và ngoài huyện mở được nhiều lớp chuyển giao KH-KT trồng trọt, chăn nuôi, đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tuyển dụng lao động trong và ngoài nước. Mỗi năm thực hiện chuyển giao kỹ thuật và đào tạo nghề cho trên 4.000 lao động; bố trí, tuyển dụng hàng ngàn lao động trong các cơ quan, nhà máy, xí nghiệp; xuất khẩu lao động từ 100 - 200 người... Hiện nay, huyện có 75.050 người lao động trong độ tuổi, chiếm 65,2%, tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm 42%. Trong 9 tháng qua, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm, huyện phối hợp với Ngân hàng CSXH xây dựng kế hoạch giải quyết vốn vay từ nguồn quỹ quốc gia giải quyết việc làm gồm 26 dự án với số tiền 1,55 tỷ đồng. Vốn cho vay hộ nghèo để phát triển sản xuất (tính đến 31/8/2014) 865 hộ với số tiền 15 tỷ đồng; hộ cận nghèo 641 hộ, số tiền 9,592 tỷ đồng. Vốn cho HS-SV vay 570 hộ, số tiền 2,850 tỷ đồng. Bên cạnh đó, huyện tích cực tuyên truyền đến người lao động chủ trương, chính sách và thị trường lao động trong và ngoài nước. Đặc biệt, vào thứ năm hàng tuần, Phòng LĐ-TB&XH duy trì trực để lao động ở các xã, thị trấn đến đăng ký tuyển dụng làm việc tại các Công ty Sam sung, Canon. Trong 9 tháng đã có 80 lao động được tuyển dụng. Phòng cũng phối hợp với các công ty tổ chức hội nghị tư vấn về xuất khẩu lao động ở các xã Nam Thượng, Sào Báy, Mỵ Hoà, Hợp Kim, Cuối Hạ... để tuyển lao động đi làm việc tại nước ngoài. Đến nay đã có 25 lao động được xuất cảnh lao động tại các thị trường Malaixia, Đài Loan... Để kết nối người lao động với các DN, huyện đã tổ chức thành công Sàn giao dịch việc làm tại xã Sào Báy với trên 40 công ty, DN và trên 700 lao động tham gia. Tổ chức điều tra cập nhật thông tin nhu cầu lao động tại 10 DN. Cập nhật thông tin biến động về cung lao động ở tất cả các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Theo thống kê của Phòng LĐ-TB&XH Kim Bôi, 9 tháng qua đã có 1.520 lao động tìm được việc làm mới, đạt 80% kế hoạch năm.

 

Tuy nhiên, theo đồng chí Đào Anh Tuấn, Kim Bôi là huyện nghèo, dân số đông nên hiện nay vẫn còn một tỷ lệ nhất định người lao động chưa có việc làm hoặc việc làm không ổn định. Thực trạng này có nhiều nguyên nhân, song chủ yếu là do người lao động chưa được đào tạo nghề, thiếu vốn, thiếu thông tin về thị trường lao động nên chưa tìm được việc làm. Trên địa bàn huyện lại ít cơ sở sản xuất, xí nghiệp, các DN gặp khó khăn nên giải quyết việc làm không nhiều. Trong thời gian tới, huyện tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, định hướng nghề nghiệp để người lao động và toàn xã hội có nhận thức đúng đắn về học nghề, vị thế của người lao động trực tiếp trong phát triển KT-XH. Tập trung đẩy mạnh chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo hướng gắn đào tạo nghề: giải quyết việc làm phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế ở địa phương. Tiếp tục mở các sàn giao dịch việc làm kết nối các công ty, DN, đơn vị tuyển dụng với HS-SV và người lao động...

                                                                  

 

 

                                                                           Hương Lan

 

 

 

 

Các tin khác


Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Giá vàng sáng 22/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng 22/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty kinh doanh vàng như sau:

500 đoàn viên, người lao động tham dự hội chợ việc làm huyện Đà Bắc

Trung tâm Lao động ngoài nước, Bộ LĐ-TB&XH phối hợp Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hoà Bình, UBND huyện Đà Bắc vừa tổ chức hội chợ việc làm. 500 đoàn viên thanh viên, người lao động đến từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã tham dự.

Giá vàng sáng 21/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 21/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty vàng như sau:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục