Cán bộ Công ty TNHH GGS Việt Nam tư vấn tuyển dụng người lao động tại xã Phúc Tiến (Kỳ Sơn).

Cán bộ Công ty TNHH GGS Việt Nam tư vấn tuyển dụng người lao động tại xã Phúc Tiến (Kỳ Sơn).

(HBĐT) - Đặt nhà máy tại KCN bờ trái sông Đà, tổ 9, phường Hữu Nghị (TPHB), Công ty TNHH GGS Việt Nam 100% vốn đầu tư Hàn Quốc, hoạt động về lĩnh vực may mặc thời trang với khách hàng chính là thị trường châu âu. Hệ thống nhà xưởng quy mô, thoáng mát, dàn máy móc, thiết bị hiện đại, trong giai đoạn I, Công ty có nhu cầu tuyển 1.100 công nhân vào làm tại nhà máy và có kế hoạch xuất khẩu 20 triệu USD giá trị hàng hóa.

 

Chị Nguyễn Thị Hải Âu, cán bộ Công ty TNHH GGS Việt Nam cho biết: Trong 6 tháng đầu năm, Công ty thu hút gần 900 lao động trên địa bàn TPHB và các huyện lân cận. Đến thời điểm này, Công ty đi vào sản xuất ổn định. Để được nhận vào làm việc, người lao động có thời gian thử việc 1 tháng. Hết thời gian này nếu đạt yêu cầu, người lao động được Công ty ký hợp đồng lao động chính thức, được tham gia BHXH, BHYT, BHTN theo quy định và được hưởng 14 ngày phép/năm được tính từ khi bắt đầu thử việc. Ngoài ra, người lao động được ăn bữa trưa miễn phí. Thời gian làm việc 8h/ngày từ thứ hai đến thứ bảy hàng tuần. Trường hợp yêu cầu làm việc vào chủ nhật sẽ được trả lương 200%, làm tăng ca được trả 150%/số giờ tăng ca. Mức lương và thu nhập người lao động được hưởng từ 2,8 - 7 triệu đồng/người/tháng.

 

Với nhu cầu tuyển dụng năm 2014 là 1.400 lao động, đến thời điểm này, Công ty vẫn thiếu lao động. Việc tuyển dụng khó khăn lớn nhất là không tuyển lao động thủ công mà phải có tay nghề. Để tháo gỡ khó khăn này, UBND tỉnh đã giao Sở LĐ-TB&XH chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tạo điều kiện đào tạo nghề may thông qua thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” để cung cấp lao động có tay nghề cho Công ty may xuất khẩu GGS. Thực hiện chủ trương này, theo thống kê chưa đầy đủ, Trung tâm Dịch vụ việc làm phối hợp với Phòng LĐ-TB&XH TPHB, huyện Kỳ Sơn, Cao Phong mở được 1 lớp dạy may ở xã Yên Mông, 2 lớp ở huyện Kỳ Sơn và 1 lớp ở Cao Phong. Trung tâm dạy nghề tư thục Long Thành cũng mở 1 lớp dạy may với 30 học viên tham gia. Theo chị Nguyễn Thị Hải Âu, sự hỗ trợ của ngành chức năng cùng với số lượng lao động mới được đào tạo này có thể khẳng định, năm nay, Công ty cơ bản đủ lao động phục vụ sản xuất. Tuy nhiên, theo kế hoạch, trong giai đoạn II được triển khai vào năm 2015, Công ty dự kiến xây dựng nhà máy sản xuất thứ 2 ngay tại khu đất trên và tuyển dụng thêm 1.000 lao động. Để thu hút lao động có tay nghề đã và đang là bài toán khó đối với Công ty. Vì vậy, Công ty rất mong tỉnh và các ngành chức năng tiếp tục quan tâm, hỗ trợ mở các lớp đào tạo nghề may theo địa chỉ. Từ đó, nhà máy thứ 2 mới có điều kiện đi vào hoạt động chính thức, góp phần giải quyết việc làm, phát triển KT-XH ở địa phương.

 

 

                                                                                 Linh Trang

 

Các tin khác


UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp 

Chiều 16/4, Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh phối hợp tổ chức Hội nghị kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp tỉnh. Đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, Agribank chi nhánh tỉnh và Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh chủ trì hội nghị.

Thúc đẩy tạo sinh kế cho nông dân dưới tán rừng

Sau một thời gian triển khai, Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại giai đoạn II (Chương trình FFF II) do Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên hợp quốc (FAO) tài trợ tiếp tục phát huy hiệu quả. Các mô hình phát triển rừng gỗ lớn, trồng cây nông nghiệp hữu cơ, nông lâm kết hợp được nhân rộng. Đặc biệt, nhiều nông dân đã thay đổi tư duy, biết tận dụng đất rừng vốn có để nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích.

Huyện Lạc Thủy: Siết chặt quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Những năm qua, UBND huyện Lạc Thủy thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trên cơ sở chấp hành đúng, đầy đủ quy định pháp luật, góp phần vào sự phát triển kinh tế của địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục