Sáng 24-10, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp Ban Kinh tế Trung ương tổ chức Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2014 với chủ đề “Tăng trưởng xanh và Tái cơ cấu kinh tế Việt Nam”.

 

Nhiều tham luận, ý kiến trao đổi tại Diễn đàn đã xoay quanh vấn đề tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng hiệu quả và bễn vững hơn. Từ đó mở ra một cơ hội lớn để Việt Nam có thể hướng đến tăng trưởng xanh, xanh hóa nền kinh tế.

Lựa chọn tăng trưởng xanh

Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông: Tăng trưởng xanh không còn là một xu hướng mà trở thành một lựa chọn sống còn không chỉ riêng quốc gia mà còn của cả thế giới. "Mô hình tăng trưởng này hướng đến sự phát triển bền vững đã được cộng đồng quốc tế thừa nhận và đang phấn đấu thực hiện. Trong tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam, việc lựa chọn mô hình tăng trưởng xanh cũng đang là một tất yếu" - ông Đông khẳng định.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã công bố kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh. Theo đó, bao gồm 12 nhóm hành động theo bốn nhóm chủ đề: Xây dựng thể chế quốc gia và kế hoạch tăng trưởng xanh ở địa phương; giảm cường độ phát thải khí nhà kính; thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; thực hiện xanh hoá sản xuất, xanh hoá lối sống, tiêu dùng bền vững. "Quyết tâm theo đuổi mục tiêu tăng trưởng xanh là yêu cầu tự thân của nền kinh tế trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trong đó, kết hợp chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ bề rộng sang chiều sâu với sự gia tăng hàm lượng chất xám trong từng sản phẩm để nâng cao sức cạnh tranh trong hội nhập quốc tế là điểm nhấn", ông Đông cho biết thêm

Đồng quan điểm này, TS Nguyễn Thị Tuệ Anh – Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cũng cho rằng: Không nằm ngoài xu hướng của cộng đồng quốc tế, Việt Nam cũng thể hiện quyết tâm theo đuổi mô hình tăng trưởng thân thiện với môi trường trong toàn hệ thống chính trị, từ các chủ trương của Đảng đến quá trình triển khai bằng các văn bản pháp luật của Nhà nước, các chiến lược, kế hoạch liên quan đến tăng trưởng xanh cũng đã được ban hành.

Gắn liền tái cơ cấu kinh tế

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh mặc dù đứng trước nhiều cơ hội, nhưng cũng đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Theo TS Nguyễn Thị Tuệ Anh, nhận thức của xã hội về tăng trưởng xanh chưa cao, còn chú trọng nhiều vào lợi ích trước mắt mà thiếu ưu tiên cho phát triển dài hạn. Trình độ công nghệ thấp, lạc hậu vừa là cơ hội nhưng cũng vừa là thách thức lớn do nguồn lực tài chính có hạn. Khu vực có vốn nước ngoài tuy đóng góp cao vào tăng trưởng, đầu tư, xuất khẩu nhưng ít tương tác với khu vực doanh nghiệp trong nước, chuyển giao công nghệ không đáng kể, chưa được thực sự tận dụng cho tăng trưởng xanh ở Việt Nam.

Cùng quan điểm, ông Đặng Hữu Đông cũng cho răng, việc thực hiện tăng trưởng xanh không chỉ là thuận lợi, mà đối mặt với một số khó khăn không dễ vượt qua. Đó là yêu cầu lớn về vốn cho cả giai đoạn từ nay đến năm 2020, trong khi năng lực và trách nhiệm các bên liên quan còn hạn chế, khó khăn trong việc kêu gọi nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Cũng khẳng định tăng trưởng kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh là lựa chọn sống còn, nhưng PGS.TS Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam lại cho rằng mục tiêu này không dễ gì thực hiện. Theo ông Thiên, trước đây nước ta định hướng nền kinh tế phát triển theo hướng khai thác tài nguyên thiên nhiên, khai thác sức lao động giá rẻ, tập trung làm thuê, lắp ráp,… mà chưa hướng vào phát triển những ngành có đẳng cấp công nghệ cao hơn. Vì vậy, đòi hỏi phải phân bổ nguồn lực lại cho hợp lý hơn. Đó cũng là lý do vì sao đất nước phải thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế.

Chỉ ra những nguyên nhân hạn chế của nền kinh tế, ông Thiên cho rằng: Thứ nhất, là do tư duy về mô hình tăng trưởng không còn phù hợp thời đại. Đất nước đã duy trì lâu dài mô hình tăng trưởng dễ dãi, cứ bơm tiền ra, có nguồn lực sẵn thì dùng. Thứ hai, cạnh tranh yếu, giá cả không mang tính thị trường dẫn đến hệ thống phân bổ nguồn lực không tốt. Cuối cùng, quản trị nhà nước dù đã có nhiều nỗ lực, nhưng vẫn cần phải thay đổi cách thức. Nếu còn duy trì cơ chế phân bổ nguồn lực dàn trải, xin - cho, chia đều,…sẽ gây lãng phí,việc phân bổ nguồn lực méo mó, hướng tới nhóm lợi ích. Do vậy để đạt được mục tiêu tăng trưởng xanh, theo ông Thiên, cần phải khắc phục ba nhược điểm nêu trên.

 

 

                                                                               Theo Báo ND

 

 

Các tin khác


Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Giá vàng sáng 22/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng 22/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty kinh doanh vàng như sau:

500 đoàn viên, người lao động tham dự hội chợ việc làm huyện Đà Bắc

Trung tâm Lao động ngoài nước, Bộ LĐ-TB&XH phối hợp Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hoà Bình, UBND huyện Đà Bắc vừa tổ chức hội chợ việc làm. 500 đoàn viên thanh viên, người lao động đến từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã tham dự.

Giá vàng sáng 21/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 21/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty vàng như sau:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục