Cán bộ phòng việc làm - ATLĐ (sở LĐ-TB&XH) tuyên truyền, vận động thân nhân người lao động Hàn Quốc tại Lương Sơn về nước đúng thời hạn.

Cán bộ phòng việc làm - ATLĐ (sở LĐ-TB&XH) tuyên truyền, vận động thân nhân người lao động Hàn Quốc tại Lương Sơn về nước đúng thời hạn.

(HBĐT) - Đồng chí Trần Xuân Phúc, Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Lương Sơn cho biết: Những năm qua, do công tác giải quyết việc làm cho người lao động địa phương được thực hiện tích cực và hiệu quả. Đặc biệt là giải quyết việc làm tại chỗ và lao động tham gia làm việc tại các khu công nghiệp, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh nên việc XKLĐ của huyện đạt tỷ lệ thấp. Người lao động khi tham gia xuất khẩu đều có nhu cầu đi những thị trường có thu nhập cao như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đức... nên Lương Sơn là một trong những địa bàn có số lượng lao động đi làm việc tại Hàn Quốc về nước quá thời hạn khá đông của tỉnh.

 

Những năm qua, số lượng người lao động của huyện đi xuất khẩu tại Hàn Quốc từ 20- 30 người/ năm qua nhiều kênh, đa số thông qua Trung tâm Dịch vụ việc làm của tỉnh. Chưa tính số lao động chưa về nước từ năm 2010- 2013, đến năm nay, số lượng đã hết hạn hợp đồng theo chương trình EPS phải về nước là 12 người. Đến năm 2015 là 26 người. Tính đến tháng 8, số lao động đã về nước là 7 người. Như vậy còn 5 người chưa về nước, trong đó có 2 người thuộc diện bất hợp pháp là Nguyễn Văn Hương, sinh năm 1983 ở xã Thành Lập và Nguyễn Ngọc Doanh, sinh năm 1984 ở xã Long Sơn. Theo danh sách Sở LĐ-TB&XH gửi về, còn 3 người là: Đặng Đình Giáp, sinh năm 1984 ở thị trấn Lương Sơn; Nguyễn Văn Cường, sinh năm 1985; Lê Xuân Đa, sinh năm 1982 đều ở xã Tân Thành, qua kiểm tra thực tế không có tên tại các xã.

 

Theo đồng chí Trần Xuân Phúc, thực hiện chỉ đạo của Sở LĐ-TB&XH về triển khai tuyên truyền, vận động người lao động đi làm việc về nước đúng thời hạn, thời gian qua, BCĐ XKLĐ huyện đã hướng dẫn các xã, thị trấn, ngành, đoàn thể từ huyện đến cơ sở thực hiện. Qua đó, huyện đã  tổ chức tuyên truyền đến nhân dân và đề nghị những gia đình có người lao động tại Hàn Quốc về nước đúng thời hạn. Nội dung tuyên truyền cụ thể là nếu về nước đúng hạn người lao động sẽ được Trung tâm Lao động ngoài nước hướng dẫn, hỗ trợ hoàn thiện các thủ tục cần thiết quay trở lại Hàn Quốc làm việc cho chủ sử dụng lao động cũ sau thời gian 3 tháng kể từ ngày về nước và không phải dự thi tiếng Hàn (với những lao động trong suốt thời gian làm việc tại Hàn Quốc 4 năm 10 tháng hoặc 6 năm không chuyển đổi nơi làm việc) nếu chủ sử dụng tiếp tục có nhu cầu tuyển dụng. Người lao động hết hạn hợp đồng không về nước đúng thời hạn có thể gặp những nguy cơ, rủi ro từ việc cư trú bất hợp pháp cũng như hình thức xử phạt áp dụng tại Hàn Quốc... Đặc biệt, vừa qua, BCĐ XKLĐ huyện phối hợp với Sở LĐ-TB&XH tổ chức hội nghị tuyên truyền, vận động người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc đúng thời hạn với sự tham gia của lãnh đạo các xã, thị trấn và thân nhân người lao động hết hạn hợp đồng vào cuối năm nay và năm 2015. Ông Nguyễn Văn Lai, xã Thành Lập chia sẻ: Tôi là bố của cháu Nguyễn Văn Ngọc đang đi XKLĐ tại Hàn Quốc được 4 năm và sẽ hết hạn hợp đồng trong năm 2015. Tôi cảm ơn các cấp uỷ Đảng, chính quyền đã tạo điều kiện cho con chúng tôi được đi XKLĐ để phát triển kinh tế gia đình. Gia đình hứa sẽ vận động con về nước đúng thời hạn hợp đồng. Tham gia hội nghị này còn có đồng chí Phạm Ngọc Lan, Phó Giám đốc Trung tâm Lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH). Tại hội nghị, đồng chí đã giải đáp những thắc mắc của các gia đình có con em lao động tại Hàn Quốc và khó khăn, vướng mắc của các xã, thị trấn trong quá trình tuyên truyền, vận động người lao động Hàn Quốc về nước đúng thời hạn... Đồng chí cho rằng, những nỗ lực trong tuyên truyền, vận động người lao động về nước đúng thời hạn của huyện Lương Sơn sẽ góp phần thực hiện nghiêm thoả thuận đã ký kết giữa Chính phủ Việt Nam và Hàn Quốc để chương trình EPS tiếp tục được triển khai, đóng góp vào phát triển KT-XH địa phương.

 

 

                                                                            Linh Trang

 

 

Các tin khác


Nông dân lao đao vì giá lợn hơi sụt giảm

(HBĐT) - Sau nhiều kỳ vọng sự ấm lên của thị trường tiêu thụ lợn, đến nay, giá lợn hơi vẫn chưa có dấu hiệu tăng, thậm chí tiếp tục đà giảm. Thời điểm này, sau mỗi lứa lợn bán ra, thứ mà người nông dân thu lại là những hẫng hụt, trăn trở...

 Đẩy mạnh cấp mã số vùng trồng, nâng cao chất lượng nông sản

(HBĐT) - Mã số vùng trồng (MSVT) là mã số định danh cho một vùng trồng trọt, nhằm giúp cơ quan chức năng và người tiêu dùng dễ dàng truy xuất nguồn gốc, xác định quy trình sản xuất của nông sản. Đây cũng là điều kiện tiên quyết để nông sản được xuất khẩu theo đường chính ngạch. Chính vì vậy, thời gian qua, ngành NN&PTNT và các địa phương trong tỉnh đã chủ động, tích cực hướng dẫn người dân xây dựng MSVT.

Tăng trưởng xanh trông vào nguồn vốn tư nhân

Dự kiến từ nay đến năm 2030 ngân sách nhà nước chỉ đáp ứng tối đa 30% nhu cầu vốn tăng trưởng xanh cho doanh nghiệp. Do đó, cần có cơ chế thúc đẩy chương trình tín dụng xanh từ các tổ chức tài chính trong và ngoài nước, tạo điều kiện thuận lợi cho các công cụ tài chính xanh.

Trao bằng bảo hộ và chứng nhận nhãn hiệu “Rượu Mai Hạ”

(HBĐT) - Ngày 28/3, tại xã Mai Hạ, UBND huyện Mai Châu tổ chức lễ công bố, trao bằng bảo hộ và chứng nhận nhãn hiệu (CNNH) "Rượu Mai Hạ” cho sản phẩm rượu của huyện Mai Châu.

Ngành Ngân hàng kết nối hỗ trợ doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất – kinh doanh

(HBĐT) - Những năm qua, ngành Ngân hàng tỉnh Hòa Bình đã chủ động, tích cực đầu tư vốn tín dụng ngân hàng cho nền kinh tế, đặc biệt là đáp ứng các nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh (SX-KD) của  doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh, góp phần phát triển KT-XH của địa phương.

WB cảnh báo về triển vọng kinh tế toàn cầu đến năm 2030

WB cho biết GDP của kinh tế toàn cầu sẽ chậm lại trên diện rộng và việc không thể đảo ngược quá trình này sẽ tác động sâu sắc đến khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu và giảm đói nghèo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục