Với năng suất trung bình 80 kg quả/ngày, dự kiến vụ dưa năm nay, gia đình anh Cảnh thu khoảng 5 tấn dưa chuột bao tử, mang lại thu nhập khoảng 35 triệu đồng.

Với năng suất trung bình 80 kg quả/ngày, dự kiến vụ dưa năm nay, gia đình anh Cảnh thu khoảng 5 tấn dưa chuột bao tử, mang lại thu nhập khoảng 35 triệu đồng.

(HBĐT) - Vào mùa khô, hầu hết những chân ruộng 1 vụ ở Cuối Hạ (Kim Bôi) đều bỏ hoang. Người lao động trong xã rủ nhau về các thành phố tìm việc làm thuê trong lúc nông nhàn. Tuy nhiên, vụ đông năm nay, nhiều nông dân ở đây đã biến những mảnh ruộng hoang khô cằn trở nên màu mỡ và sinh lời. Một trong những người tiên phong trong hoạt động ấy là anh Quách Văn Cảnh, xóm Má, xã Cuối Hạ (Kim Bôi) với mô hình trồng dưa bao tử.

 

Đến xóm Má, xã Cuối Hạ những ngày này rất khó để gặp anh Cảnh ở nhà, đang vào vụ thu hoạch nên gần như cả ngày anh bận rộn ngoài ruộng dưa. Chia sẻ về giống cây trồng mới, anh Cảnh cho biết: Dưa chuột bao tử cho thu liên tục trong vòng 60 ngày nếu chăm sóc cây tốt. Đối với một quả dưa bao từ đạt loại 1 chỉ khoảng 3 ngày tuổi, vì thế, ngày nào cũng phải thu hoạch nếu không quả to quá sẽ không được giá. Ngoài ra, trong giai đoạn thu hoạch, cây cần đảm bảo lượng nước tưới và phân bón đầy đủ nếu không sẽ rất nhanh ruỗng dây, không đảm bảo năng suất theo kế hoạch.

 

Cũng giống như nhiều hộ gia đình ở Cuối Hạ, trước đây, vào những tháng cuối năm, anh Cảnh thường về các thành phố lớn tìm việc làm thêm hoặc làm thuê cho các mỏ than đang hoạt động tại địa bàn xã.  Tuy nhiên, công việc vất vả lại thường xuyên phải xa nhà, không có điều kiện chăm lo cho gia đình nên 2 năm nay, anh Cảnh quyết định không đi làm thuê nữa mà gắn bó với công việc đồng áng ở nhà. Tận dụng đất vườn gia đình, anh học nghề ươm keo giống và triển khai thí điểm làm thử. Nhờ tích cực học hỏi, chăm chỉ chịu khó, đến nay, gia đình anh đã nắm bắt được kỹ thuật và bắt đầu ươm keo giống bán ra thị trường. Đến nay, trung bình mỗi năm anh ươm khoảng 30 vạn keo giống. Không dừng lại ở đó, trong quá trình mày mò học kỹ thuật ươm keo giống, anh được Trạm KNKL Khuyến nông, khuyến lâm huyện Kim Bôi giới thiệu về mô hình trồng dưa chuột bao tử. Nhận thấy đây là một cơ hội quan trọng có thể tận dụng được những chân ruộng 1 vụ bỏ không vào vụ đông, anh Cảnh đăng ký tham gia luôn. Sau khi được tập huấn, anh mượn 4 sào đất ruộng 1 vụ của các hộ dân bỏ hoang trong xóm đầu tư xuống giống trồng dưa chuột bao tử. Không chỉ tự mình tham gia, anh Cảnh cũng vận động bà con trong xóm cùng tham gia trồng thử nghiệm giống cây mới. Nhờ chịu khó áp dụng đúng quy trình kỹ thuật đã được tập huấn, hiện nay ruộng dưa nhà anh Cảnh đã cho thu hoạch. Anh Cảnh cho biết: Hiện nay, mỗi ngày, gia đình tôi thu khoảng 80 kg quả. Giá bán trung bình tại vườn là 7.000 đồng/ kg, thu liên tục trong 2 tháng. Đặc biệt, vì là loại ngắn ngày nên 1 vụ đông có thể xuống giống và làm được 2 vụ dưa bao tử.  Dưa chuột Nhật có ưu điểm là cây giống khỏe, dễ chăm sóc, tuy nhiên cần chú ý đặc biệt bệnh vàng lá. Chính vì vậy, khi tham gia mô hình này đòi hỏi người nông dân phải chăm chỉ, chịu khó áp dụng đúng quy trình hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật.

 

Từ những thành công bước đầu của gia đình anh Cảnh, hiện nay, trên địa bàn xã Cuối Hạ, Bắc Sơn, Đông Bắc, dưa chuột bao tử cũng đang được nhiều hộ gia đình triển khai trồng thử. Với việc chịu khó áp dụng đúng quy trình kỹ thuật sản xuất, giống được hỗ trợ, sản phẩm được bao tiêu tại vườn, dưa chuột bao tử đang là một trong những cây trồng hiệu quả trong sản xuất vụ đông tại huyện Kim Bôi.

 

 

 

 

                                                                       Đinh Hòa

 

 

 

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục