Năm 2014, huyện Lạc Sơn hỗ trợ ngân sách trồng thí điểm 2 ha cam ở xã Tân Mỹ.

Năm 2014, huyện Lạc Sơn hỗ trợ ngân sách trồng thí điểm 2 ha cam ở xã Tân Mỹ.

(HBĐT) - Một ngày cuối năm, cùng với cán bộ phòng NN &PTNT huyện Lạc Sơn, chúng tôi đi thăm các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng hiệu quả tại một số xã trong huyện. Từ Hương Nhượng đến Tân Mỹ, xuống Liên Vũ, vào Tân Lập..., ở đâu chúng tôi cũng gặp những nụ cười rạng ngời trên gương mặt của người nông dân bởi vụ vừa rồi bội thu. Trên các xứ đồng, niềm vui được mùa đã xua tan sự mệt nhọc của nhà nông.

 

Tân Mỹ được đánh giá là xã có phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng mạnh của huyện. Phó Chủ tịch UBND xã Bùi Văn Kịm nói vui nhưng rất thật: Cấy lúa chỉ là để no cái bụng. Do đó, ngoài 2 cây trồng chính là lúa và ngô cho sản lượng trên 5.000 tấn /năm đảm bảo an ninh lương thực. Xã vận động các hộ chủ động dồn, đổi ruộng đất để trồng màu với những cây có giá trị kinh tế cao như mía tím, củ đậu, dưa hấu, bí xanh. Năm 2011, từ 1 ha củ đậu trồng thử nghiệm, so với các cây trồng khác, cây củ đậu cho hiệu quả kinh tế cao hơn nên xã đã có chủ trương mở rộng diện tích cây củ đậu. Giá củ đậu thu mua ổn định tại vườn 4.000 đồng /kg, trừ chi phí, bà con cũng có lãi trên 100 triệu đồng /ha. Năm 2014, xã mở rộng lên 15 ha, có nơi cho thu 50-60 tấn /ha, thu nhập từ 150-200 triệu đồng, gấp 3 - 4 lần so với lúa. Việc chuyển đổi cây củ đậu đã giải quyết được nhu cầu việc làm tại chỗ của người dân, góp phần thiết thực vào phát triển kinh tế. Trên địa bàn xã nhiều hộ mạnh dạn đi đầu và thu được hiệu quả kinh tế cao từ các loại cây màu như hộ gia đình các ông: Bùi Văn Sơn, Bùi Văn Dưng, Đỗ Văn Bảng... Ngoài ra, năm 2014, xã được huyện hỗ trợ 200 triệu đồng đầu tư trồng 2 ha cam, đến nay, diện tích cam cả xã phát triển lên 7 ha. Thực tế cho thấy, việc mở rộng diện tích các loại cây màu có giá trị kinh tế đã góp phần quan trọng vào thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển KT -XH. Năm 2014, tốc độ tăng trưởng kinh tế của xã đạt 13%, thu nhập bình quân tăng lên 17, 3 triệu đồng/ người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống 18,1%.

 

Đem những điều tai nghe, mắt thấy từ đồng ruộng trao đổi với đồng chí Bùi Văn Khánh, Trưởng phòng NN &PTNT huyện Lạc Sơn, đồng chí phấn khởi cho biết: Năm 2014 là năm thứ 2 huyện Lạc Sơn thực hiện nghị quyết chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Việc chuyển đổi đã tác động mạnh mẽ đến tình hình sản xuất trên địa bàn huyện, đạt nhiều kết quả quan trọng, các loại cây trồng phát triển khá phong phú và toàn diện, nhiều giống mới được đưa vào sản xuất. Nhóm giống lúa lai có năng suất, chất lượng được thay thế cho các giống lúa cũ năng suất thấp, chất lượng kém bị thoái hóa và nhiễm bệnh, không phù hợp với điều kiện canh tác của địa phương. Ngành nông nghiệp đã chủ động phối hợp với các xã tập trung chỉ đạo thay đổi phương thức canh tác, biện pháp thâm canh, vì thế đưa năng suất, sản lượng lúa tăng lên, đồng thời chất lượng cũng không ngừng thay đổi. Một số lượng gạo bao thai xã Miền Đồi, Tân Lập, Tuân Đạo đã trở thành hàng hoá và được tiêu thụ trên thị trường trong huyện. Bên cạnh chuyển đổi thành công bộ giống lúa, ngành nông nghiệp cũng đã chỉ đạo các xã, thị trấn có tiềm năng về cây lúa và được quy hoạch trong đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi thay đổi phương thức sản xuất phù hợp với điều kiện tự nhiên và tiềm năng, lợi thế của mỗi vùng. Từ những chân ruộng lúa bị cằn cỗi, 1 vụ lúa bấp bênh, chuyển sang trồng cây có hiệu quả kinh tế cao hơn như bí xanh, bí đỏ, củ đậu, dưa lấy hạt với diện tích 425 ha tại các xã Nhân Nghĩa, Văn Nghĩa, Quý Hòa, Tuân Đạo, Phú Lương, Tân Mỹ, Hương Nhượng. Ngoài ra, chuyển diện tích đất lúa kém hiệu quả  sang trồng mía tím với diện tích trên 625 ha cho thu nhập từ 150-175 triệu đồng /ha. Đồng thời chuyển hơn 112 ha sang trồng các loại cây rau màu khác như su su, mướp đắng trên phạm vi toàn huyện.

 

Thực hiện đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi huyện Lạc Sơn giai đoạn 2014-2015, định hướng đến năm 2020, huyện trích ngân sách trồng thí điểm thêm 4 ha cam tại 2 xã Tân Mỹ và Chí Đạo. Đồng thời, bằng nguồn lực của nhân dân, diện tích cam đang dần được khôi phục. Hiện, toàn huyện phát triển được 51,6 ha, trong đó, Văn Sơn 15 ha, Hương Nhượng 15,5 ha, Tân Mỹ 6,6 ha, Ân Nghĩa 5, 4 ha... Qua 2 năm thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn huyện Lạc Sơn đã chuyển đổi các loại cây trồng cả về quy mõ, diện tích, loại giống, biện pháp KH -KT và công nghệ mới thực sự đã mang lại hiệu quả.

 

Men theo các triền núi, nơi đâu chúng tôi cũng thấy màu xanh mướt mát của các loại cây vụ đông. Huyện Lạc Sơn đang xây dựng các vùng sản xuất hàng hoá và tìm thị trường tiêu thụ cho nông dân để các cây trồng chuyển đổi có chỗ đứng vững chắc, tạo động lực phát triển, mở ra sự thay đổi, một vận hội mới cho người dân nơi đây trong quá trình vươn lên XĐ -GN, xây dựng NTM văn minh, giàu đẹp...

 

 

 

 

                                                                                   Đinh Thắng

 

 

 

Các tin khác


Tháo gỡ vướng mắc đường liên kết vùng

Dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu) là dự án giao thông trọng điểm của tỉnh, khi hoàn thành mở ra cơ hội rất lớn kết nối thông thương, khai thác tiềm năng, lợi thế, phát triển đô thị, dịch vụ. Với ý nghĩa quan trọng đó, Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng, địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về giải phóng mặt bằng (GPMB), chuyển đổi đất rừng, đất lúa, đẩy nhanh tiến độ triển khai.

Hiệu quả từ tuyên truyền sử dụng tiết kiệm điện

Sử dụng tiết kiệm điện đem lại lợi ích "kép”, giúp giảm áp lực cấp điện trong bối cảnh cung cấp điện gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt giúp chúng ta giảm chi phí sử dụng điện, nhất là trong mùa nắng nóng khi nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến.

Giá vàng sáng 19/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 19/4, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 82,1 - 84,12 triệu đồng/lượng (mua vào- bán ra). Giá vàng nhẫn công ty này niêm yết ở mức 74,7 -76,7 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Xã Đồng Ruộng tìm hướng thoát nghèo từ nuôi dê

Thực hiện công tác giảm nghèo, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thời gian qua, nhiều hộ trên địa bàn xã Đồng Ruộng (Đà Bắc) đã phát triển, nhân rộng mô hình nuôi dê, đem lại thu nhập đáng kể, giải quyết việc làm, mở ra hướng phát triển kinh tế cho người dân.

Xã Đa Phúc cán đích nông thôn mới

Nhờ phát huy sức mạnh cộng đồng, sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ Trung ương và địa phương, cùng với quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, cuối năm 2023, xã Đa Phúc, huyện Yên Thủy được Chủ tịch UBND tỉnh ra Quyết định số 3064/QĐ-UBND, ngày 29/12/2023 công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Từ một xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện, Đa Phúc như được khoác lên mình chiếc áo mới, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng khang trang, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới và khởi sắc.

Giá xăng tăng hơn 400 đồng/lít

Liên bộ Công Thương - Tài chính vừa điều chỉnh giá xăng dầu từ 15h chiều nay 17/4.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục