(HBĐT) - Lạc Sỹ còn nhiều khó khăn nhưng mấy năm nay, hạ tầng KT -XH được đầu tư và phát huy hiệu quả, cải thiện cuộc sống, sản xuất của người dân. Đồng chí Chủ tịch UBND xã Quách Hương Lam cho biết: Lạc Sỹ là xã vùng sâu đặc biệt khó khăn, cách trung tâm huyện Yên Thủy gần 20 km, nguồn sống người dân chủ yếu là sản xuất nông, lâm nghiệp. Con đường liên xã nối đường Hồ Chí Minh được đầu tư từ nhiều năm trước đến nay vẫn phát huy tác dụng, phá thế cô lập của xã, góp giao lưu, thông thương hàng hóa.

 

Mấy năm nay, từ nhiều chương trình, dự án như 134, giảm nghèo, xây dựng NTM, các nguồn vốn khác, kết cấu hạ tầng của xã tiếp tục được tăng cường. Năm 2014, Chương trình 135 đã xây dựng 700 m đường bê tông xóm Hạ 2; dự án giảm nghèo xây dựng 225 m đường bê tông xóm Thượng. UBND huyện xây dựng 1.200 m đường bê tông xóm Thấu; xây dựng nhà văn hóa xóm Nghia; xây dựng hệ thống kênh mương nội đồng xóm Hạ 2, xóm Thấu, Nghia, Hạ; vận hành, bảo trì mương suối Đằm, bai đồng Khụ, bai Ong, Công trình nước sinh hoạt tập trung xóm Hạ 1, Hạ 2, công trình trường THCS… Tổng kinh phí đầu tư hạ tầng trên địa bàn xã lên tới hàng chục tỷ đồng. Các công trình được khảo sát kỹ lưỡng, dân chủ, công khai đã phát huy hiệu quả thúc đẩy sản xuất và cải thiện cuộc sống nhân dân. Đến nay, đường ô tô đã đến 8/8 xóm, điện lưới quốc gia đã về tới tất cả các xóm với 95% hộ được sử dụng điện. Cơ sở vật chất, mạng lưới trường, lớp bảo đảm cho việc dạy và học. Người dân được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Cơ sở vật chất văn hóa cũng góp phần nâng cao đời sống tinh thần, giữ gìn bản sắc dân tộc. Cùng với đó, từ các nguồn vốn, chương trình, dự án hỗ trợ sản xuất, Lạc Sỹ có điều kiện khai thác tiềm năng đất đai, lao động, nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất nông - lâm nghiệp. Dự án giảm nghèo triển khai mô hình nuôi dê sinh sản các xóm Ong, Hạ 1-2, Thượng, nuôi ngan lai xóm Chấu, Nghia, Sỹ, Hạ 1-2. Chương trình phát triển vùng Yên Thủy hỗ trợ ống dẫn nước phục vụ sản xuất xóm Thấu, xóm Ong; hỗ trợ vật liệu sửa chữa và mua thiết bị nhà văn hóa xóm Ong, xóm Sỹ; hỗ trợ kinh phí mua máy bơm, dây dẫn phục vụ sản xuất xóm Hạ 2; mở các lớp tập huấn quản lý dịch bệnh phát triển chăn nuôi cho người dân...

Việc đầu tư hạ tầng, hỗ trợ sản xuất đã tiếp sức cho công tác giảm nghèo của xã Lạc Sỹ. Những năm gần đây, sản xuất của xã có bước tiến rõ rệt, xã bảo đảm vững chắc an ninh lương thực, các loại cây màu hoàn thành kế hoạch. Rừng sản xuất bắt đầu cho hiệu quả. Tổng giá trị thu nhập từ lâm nghiệp đạt 7,5 tỷ đồng. Chăn nuôi phát triển mạnh với tổng thu nhập 5, 5 tỷ đồng. Tổng đàn trâu, bò gần 900 con, gần 1.200 con lợn. Đặc biệt, chăn nuôi dê và ong mật đem lại thu nhập khá cao cho người dân. Toàn xã có tới 661 đàn ong mật, hàng năm mỗi đàn ong đem lại cho người dân vài triệu đồng. Số hộ nghèo còn 40%, giảm tới 22% so với năm 2013. Thu nhập bình quân đạt 10, 3 triệu đồng/người/ năm, tăng 600.000 đồng /người/năm so với năm trước.

 

                                                                          Lê Chung

 

Các tin khác


Xã Đa Phúc cán đích nông thôn mới

Nhờ phát huy sức mạnh cộng đồng, sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ Trung ương và địa phương, cùng với quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, cuối năm 2023, xã Đa Phúc, huyện Yên Thủy được Chủ tịch UBND tỉnh ra Quyết định số 3064/QĐ-UBND, ngày 29/12/2023 công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Từ một xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện, Đa Phúc như được khoác lên mình chiếc áo mới, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng khang trang, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới và khởi sắc.

Giá xăng tăng hơn 400 đồng/lít

Liên bộ Công Thương - Tài chính vừa điều chỉnh giá xăng dầu từ 15h chiều nay 17/4.

Kiểm tra tiến độ xây dựng nông thôn mới tại huyện Kim Bôi

Ngày 17/4, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn huyện Kim Bôi. 

UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục