Nông dân xã Hào Lý (Đà Bắc) cải tạo đất hạn trồng cây màu.

Nông dân xã Hào Lý (Đà Bắc) cải tạo đất hạn trồng cây màu.

(HBĐT) - Thực hiện kế hoạch sản xuất vụ chiêm - xuân năm 2015, hiện trên địa bàn tỉnh, nhiều địa phương đã cơ bản cấy xong lúa. Tuy nhiên, tại huyện Đà Bắc. Tính đến ngày 6/3, toàn huyện mới cấy đạt gần 50% diện tích. Nguyên nhân chủ yếu do các bai, hồ, đập thiếu nước. Vì vậy, khả năng hàng ngàn ha đất lúa và cây màu có nguy cơ hạn hán.

 

Theo phòng NN & PTNT huyện Đà Bắc, vụ chiêm - xuân năm 2015, toàn huyện có kế hoạch gieo trồng trên 8.000 ha, trong đó, có 920 ha lúa nước. Mặc dù vậy, tính đến cuối tháng 2, toàn huyện mới cấy khoảng 460 ha.

Mặc dù ngay trong những ngày đầu năm, người dân đã khẩn trương làm đất, đảm bảo cấy lúa đúng thời vụ. Tuy nhiên, do nguồn nước hạn chế nên tại thời điểm cuối tháng 2, một số nơi vừa mới đưa được nước vào làm đất. Đánh giá tình hình thực tại, nếu thời tiết không ủng hộ, khả năng huyện Đà Bắc sẽ có khoảng 60 ha đất lúa và khoảng 2.000 ha màu có nguy cơ bị hạn cao.

 

Một trong những lý do chủ yếu gây ra nguy cơ hạn với khá nhiều diện tích, theo phòng NN &PTNT huyện, thực tế tại các hồ, bai, đập của huyện chỉ tích trữ nước trong mùa mưa, không có nguồn bổ sung thường xuyên. Do đó, không riêng  gì năm 2015, những năm trước đây việc cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp đều gặp phải khó khăn nhất định. Thêm nữa, mùa mưa năm 2014, lượng mưa trên địa bàn huyện thấp nên tích nước tại các hồ, bai, đập hạn chế. Được biết, với tình hình thời tiết cũng như thực tế tại các hồ, đập, bai trên địa bàn tích trữ chỉ còn khoảng 60 - 70% lượng nước, thậm chí, tại một số bai, đập lượng nước còn lại không đáng kể, xả một, hai hôm là cạn.

 

Nói về những nỗ lực của huyện trong chỉ đạo, điều hành, lãnh đạo huyện Đà Bắc cho biết thêm, do nắm bắt được tình hình, công tác quản lý, điều tiết nước phục vụ cho sản xuất luôn được huyện và các ngành chức năng chú trọng, quan tâm. Cụ thể, để thực hiện tốt vụ chiêm - xuân năm 2015, UBND huyện đã đôn đốc, chỉ đạo các xã, thị trấn nạo vét hệ thống kênh mương, ao, giếng, khơi thông dòng chảy. Đồng thời lắp đặt phương tiện lấy nước để chủ động vận hành, đảm bảo đủ điều kiện dẫn nước thông thoáng từ đầu mối tới ruộng, tận dụng mọi nguồn nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt. Ngoài ra quản lý chặt chẽ nguồn nước, chống thất thoát, sử dụng nguồn nước tiết kiệm, hiệu quả đảm bảo cung cấp đủ nước cho lúa và các cây trồng cạn. Trước mắt, huyện Đà Bắc  huy động nguồn kinh phí phục vụ bơm, tưới chống hạn và sẽ chuyển 20 ha đất lúa có nguy cơ hạn cao sang trồng màu. Về lâu dài, ngoài việc tiếp tục huy động nguồn lực đầu tư các công trình hồ, đập, huyện tập trung chuyển đổi đất lúa tại các địa bàn thường xuyên bị hạn sang trồng màu và cây trồng có khả năng chịu  hạn cao.

 

                                                                                  Hồng Trung

 

 

Các tin khác


UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp 

Chiều 16/4, Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh phối hợp tổ chức Hội nghị kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp tỉnh. Đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, Agribank chi nhánh tỉnh và Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh chủ trì hội nghị.

Thúc đẩy tạo sinh kế cho nông dân dưới tán rừng

Sau một thời gian triển khai, Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại giai đoạn II (Chương trình FFF II) do Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên hợp quốc (FAO) tài trợ tiếp tục phát huy hiệu quả. Các mô hình phát triển rừng gỗ lớn, trồng cây nông nghiệp hữu cơ, nông lâm kết hợp được nhân rộng. Đặc biệt, nhiều nông dân đã thay đổi tư duy, biết tận dụng đất rừng vốn có để nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích.

Huyện Lạc Thủy: Siết chặt quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Những năm qua, UBND huyện Lạc Thủy thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trên cơ sở chấp hành đúng, đầy đủ quy định pháp luật, góp phần vào sự phát triển kinh tế của địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục